Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật giáo Nga


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật giáo Nga
  • Tác giả : Trần Quang Thuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 413
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008385
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT GIÁO NGA

TRẦN QUANG THUẬN

Nhà xuất bản TÔN GIÁO

 LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội lần thứ 6 của Hội Phật giáo Liên hữu Thế giới (World Fellowship of Buddhist) tổ chức tại Nam Vang, Cao Miên vào ngày 14-22 tháng 11. 1961, tôi được Tổng hội Phật giáo Việt Nam cử đến tham dự cùng Hòa thượng Hành trụ, Trưởng Phái đoàn và cụ Mai Hòa Truyền, Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt. Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia Hội nghị và cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với các phái đoàn Phật giáo trên thế giới, trong đó có phái đoàn Phật giáo của Liên Bang Xô Viết. Tôi đặc biệt chú ý đến phái đoàn này vì tôi không ngờ ở Nga cũng có Hội Phật giáo, mặc dầu trước đây, tôi đã làm quen với những tác phẩm nghiên cứu Phật học của nhà Phật học nổi danh Dyodor Stcherbatsky và có nghe qua ngôi chùa Phật giáo tại St. Petersburg. Ngoài ra tôi còn chú ý đến họ ít khi phát biẻu ý kiến và đại đa số thành viên của phái đoàn là những vị sư, cư sĩ, có nét mặt người Mông Cổ. trừ hai ba vị có nét mặt người Âu châu. Điểm đặc biệt nữa là họ ít chung đụng với các phái đoàn khác.

Từ ngày được chính thức làm quen với Hội Phật giáo Thế giới – mặc dầu trước đó tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với Giáo sư Tiến sĩ G. P. Malalasskera, Chủ tịch Phật giáo Thế giới đầu tiên, trước khi Giáo sư được bổ nhiệm làm Đại sứ của Tích Lan tại Mạc Tư Khoa. Giáo sư Malalasekera là một học giả Á Đông học rất nổi tiếng, đã từng đến Việt Nam và được phật tử Việt Nam mến mộ, không những vì Giáo sư là người uyên thâm Phật pháp, một nhà hùng biện, mà còn là một phật tử thuần thành, giản dị - tôi thường theo dõi hoạt động của Hội qua quý Chủ tịch như ông U. Chan Htoon, Miến Điện; Công chúa Poon Pismai Dislul, Thái Lan và nhất là ông Alem Sankhavast, Tổng Thư ký, người thỉnh thoảng cho tôi biết tintức Phật sự khắp thế giới, trong đó có tình hình Phật giáo tại Nga.

Nước Nga đối với tôi có một sức quyến rũ đặc biệt, có thể vì cái mênh mông, rộng lớn của nó, có thể vì sắc thái cực đoan của nó, nơithì quá văn minh, nơi thì quá lạc hậu; có thể vì lịch sử đầy sóng gió với sự xâm chiếm và cai trị bạo tàn của Mông Cổ, với những ông vua hung bạo Ivan IV, ông Vua cải cách Peter I; với cuộc Cách mạng làm rung chuyển thế giới; với tôn thờ thần tượng Stalin độc nhất vô nhị trên thế giới và nhất là với truyền thống Tolstoy được thể hiện trong nếp sống cộng đồng tại các trại nông nghiệp gần Mạc Tư Khoa và sau đó sời đến Tây Bá Lợi Á, tình yêu nhân loại âm ỉ trong huyết quản tự nhiên và thầm lặng như nước chảy dòng sông. Tôi cảm thấy gần gũi người nông dân Nga với bao nhiêu gian khổ hy sinh trong nhiều trận chiến tranh. Dù bầm dập bởi nhiều khổ lụy, người nông dân Nga vẫn không mất niềm tin, vẫn sắt đá với đời sống tâm linh hiếm có.

Năm 1993, tôi có dịp đến thăm Nga, được tiếp xúc với một số trí thức, Văn nghệsĩ, Học giả cũng như thường dân Nga, đặc biệt được gặp bà Inna Malkhanova và ông Trần Minh Cẩn, hai phật tử thuần thành khả kính. Dù thời gian ở Nga rất ngắn, tôi cũng dành ít thời giờ đến St. Petersburg thăm thành phố của Tsar Peter Đại Đế, nổi danh về kiến trúc đặc thù, nổi tiếng vì sự vây hãm của quân Đức thời Đệ Nhị Thế Chiến, và đặc biệt đối với tôi, St . Petersburg có ngôi Chùa Phật giáo được xây dựng năm 1915, một ngôi chùa đơn độc giữa các Giáo đường Hồi giáo nguy nga, giữa hàng trăm Thánh đường Chính Thống giáo tránglệ.

Trong chuyến thăm Anh quốc đầu năm 1997, tôi ghé thăm Hội Phật giáo Luân Đôn, nơi tôi thường hay lui tới khi còn là một sinh viên, nôi tôi được gặp Cố Hội trưởng Christmas Humphreys, được gặp nhà Học giả Phật giáo danh tiếng Tiến sĩ Conze và được nghe danh ông John Snelling, một nhà Phật học thông thái, cố Tổng Thư ký Hội Phật giáo Luân Đôn. Chủ bút Nguyệt san The Middle Way (Trung Đạo). Sau khiđược bà Thư ký của Hội hướng dẫn thăm trụ sở, tôi đến thư viện của Hội và tôi rất sung sướng thấy thư viện có nhiều tài liệu về Phật giáo Nga. Trong đó có quyển Buddhism in Russia của John Snelling được hoàn thành trên giường bệnh mấy hôm trước khi ông qua đời ngày 28 tháng 2 năm 1992. Tôi được phép ngồi tại thư viện để đọc qua một số tài liệu về Phật giáo Nga, được hướng dẫn sưu tầm thêm tài liệu và được mua tá phẩm cuối cùng của John Snelling.

Phật giáo, nhất là Mật giáo, thuộc hệ phái Gelug (Hoàng phái – phái Mũ Vàng của Dalai lama) được truyền đến Nga cách đây mấy trăm năm , qua những sắc dân Mông Cổ, đặc biệt là sắc dân Buryats, hiện nay cư trú tại Cộng Hòa Tự Trị, phía Đông hồ Balkal ở Đông Tây Bá Lợi Á và sắc dân Kalmyks di cư đến miền Volga và hạ lưu Xông Don, vào thế kỷ thứ 17. Họ là những phật tử đầu tiên định cư tại Âu Châu và những ngôi chùa của họ là những tu viện đầu tiên được thiết lập ở Âu Châu.

Phật giáo Tây Tạng được truyền đến sắc dân Buryats vào đầu thế kỷ thứ 18 bởi các Lamas Tây Tạng, Mông Cổ. Họ là những phật tử thuần thành, đến Urga và Lhasa tu học, rồi trở về truyền bá chánh pháp, xây dựng tu viện, học viện,trung tâm văn hóa, y học. Chính quyền Nga thời kỳ quân chủ không mấy ác cảm đối với Phật giáo, mặc dầu năm 1714 Nữ Hoàng Elizabeth thiết lập chức vụ Khambo Lama (Tăng Cang), sau đổi là Bandido Khambo (Tăng Thống) và ban chức vụ này cho một vị trưởng lão, đặt văn phòng tại chùa Guinoye gần Selenginsk để kiểm soát hoạt động Phật giáo tại vùng đất xa xôi này trong đế quốc Nga.

Dân Kalmyks là một sắc dân ở miền Tây Mông Cổ, là phật tử thuộc hệ phái Gelugpa, khi họ rời bỏ quê hương vùng Djungaria đến định cư trong lãnh thổ Nga. Vì chính sách của Nga Hoàng năm 1770-1771, một số trở về quê cũ, một số ởlại trong vùng đồng cỏ, giữa Astrakhan và Stavropol. Họ là những người thiện xạ, cưỡi ngựa giỏi, lliên hệ tín ngưỡng rất chặt chẽ với Lhasa, Tây Tạng mãi cho đến thời kỳ Đệ Nhất Dalai Lama (1703-1757). Phật giáo rất hưng thịnh trong thời điểm ấy, nhưng sau đó tình trạng Phật giáo bắt đầu suy thoái cho đến khi Agvan Dorzhiev (1854-1938) xuất hiện.

Agvan Dorzhiev là một nhà sư Phật giáo Nga vĩ đại. Lúc thiếu thời, Ngài đến Tây Tạng học đạo tại Học viện Gomang, Đại học Phật giáo Drepung. Tốt nghiệp trường Đại học này với cấp bằng Tiến sĩ Phật giáo hạng ưu, tinh thông  Luận Lý học của Dignaga và Dharmakrti. Ngài trở thành vị phụ tá Giáo thọ cho Đệ Thập Tam Dalai Lam. Sau khi Dalai Lama trưởng thành làm Tăng Thống Phật giáo Tây Tạng. Ngài là vị cố vấn chính trị đặc biệt cho Dalai Lama. Ngài khuyên Dalai Lama xích gần với Nga để thăng bằng ảnh hưởng ngăn ngừa bành trướng của Anh ngoại bang Ngài được Dalai Lama tin cẩn, giao trọng trách ngoại giao với triều đình Nga ở St. Petersburg. Sau năm 1898, Ngài dùng trọn thì giờ trong nhiệm vụ hoằng hóa với dân Buryats và dân Kalmyks và vận động thành lập ngôi chùa Phật giáo tại thủ đô Nga. Trong thời kỳ Cách mạng, Ngài là người chủ trương canh tân Phật giáo để có thể phù hợp với trào lưu thời đại.

Agvan Dorzhiev là một con người đa dạng: nhà hoằng pháp, nhà cải cách Phật giáo, nhà ngoại giao, một chính trị gia, một học giả.

Trong nhiều vụ hoằng pháp, Ngài đã vận dụng quyền biến dưới triều đại quân chủ, dưới chế độ cộng sản. Công việc xây chùa tài St. Petersburg, Ngài phải đương đầu vớichính quyền địa phương, chính phủ trung ương, với sự kỳ thị, phá rối của một vài phần tử cực đoan Chính Thống giáo.

Trong nỗ lực canh tân Phật giáo, Ngài phải đương đầu với phe bảo thủ, với tình trạng hủ hóa trong chốn thiền môn. Với cái nhìn xa về tương lai Phật giáo Nga, Ngài đã cố gắng làm nhịp cầu thông cảm giữa những phe phái. Với tâm từ bi bô lượng, Ngài không từ bỏ một ai, dù là kẻ không đồng quan điểm. Ngay vào phút cuối của cuộc đời, Ngài không hề thốt lên lời ta thán hay nguy hại kẻ khác.

Tinh thần nhân bản bàng bạc trong suy tư và hành động của Agvan Dorzhiev – dù Ngài viên tịch đã lâu, tinh thần giải phóng tâm tư khỏi hàng rào thành kiến, cố chấp được bộc lộ cụ thể ở Milkhail G. Gorbachev, người ý thức được giá trị đạo đức của tôn giáo, người mở đầu trang sử mới cho nước Nga.

Trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, muốn được sự hợp tác của các dân tộc thiểu số, Stalin thay đổi chính sách, nhờ vậy Phật giáo lại có cơ hội phục hưng, hai ngôi chùa ở miền Đông Tây Bá Lợi Á, chùa Ivolga ngoại ô Ulan Ude và chùa Aga gần miền Chita được phép hoạt động.

Đọc tác phẩm Buddhism in Russia của John Snelling nói về cuộc đời của Đại sư Agvan Dorzhiev, lòng tôi tràn ngập xúc động. Thật là một đời sống vĩ đại. Từ một cậu bé ở đồng cỏ miền Trung Á, Dorzhiev đã lặn lội đến Xứ Tuyết bằng đường bộ để tầm sư học đạo. Từ một nhà sư quen sống trong cảnh thiếu môn, Dorzhiev đã bươn chãi thi hành sứ mệnh ngoại giao và hoằng truyền chánh pháp do Dalai Lama giao phó. Từ nếp sống tự do, Đại sư Dorzhiev đã trải qua những ngày tháng sóng gió sau Cách Mạng Tháng Mười.

Để đóng góp một phần nhỏ trong môn sử học Phật giáo, để tỏ lòng tri ân những bậc tiền bối đã hiến dâng đời mình cho Đạo, tôi soạn cuốn Phật giáo Nga. Nguyện hồi hướng công đức lên Tứ Ân, Tam Bảo. Đây là tài liệu sơ khởi về Phật giáo tại Nga, nên chắc chắn có rất nhiều thiếu sót, chúng tôi mong được sự chỉ giáo của quý độc giả, các bậc thiện hưu tri thức.

                                                                           Mùa Phật đản 2542/1998

                                                                             TRẦN QUANG THUẬN

MỤC LỤC

Lời cảm tạ                                                                                                                  

Lời mở đầu                                                                                                                 

Từ ngữ đặc biệt                                                                                                          

                                                               PHẦN MỘT

                                         BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI NGA

CHƯƠNG I:   Nước Nga thời lập quốc và quân chủ                                                

CHƯƠNG II:  Cách mạng 1917 – Đảng Cộng Sản Nga                                           

                                                                PHẦN HAI

                                          PHẬT GIÁO NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG 1917

CHƯƠNG III:Bộ lạc Buryats – Các Lạt Ma đầu tiên truyền đạo                              

CHƯƠNG IV: Đại sứ Dorzhiev – Thời niên thiếu                                                    

CHƯƠNG V:Dorzhiev, Giáo thọ của Dalai Lama XIII                                           

CHƯƠNG VI: Dorzhiev, nhà ngoại giao và hoằng đạo                                            

CHƯƠNG VII:Tây Tạng gặp sóng gió – Dorzhiev trở lại Tây Tạng                        

CHƯƠNG VIII: Quân Anh xâm chiếm Tây Tạng Dalai Lam lánh nạn kỳ I             

CHƯƠNG IX: Ngôi chùa Phật giáo tại St. Petersburg                                              

                                                               PHẦN BA

                                           PHẬT GIÁO NGA SAU CÁCH MẠNG 1917

CHƯƠNG X: Lễ khánh thành Chùa Phật giáo tại St. Petersburg – Phật giáo Nga

                        Trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến và sau Cách mạng 1917                     

CHƯƠNG XI: Phật giáo Nga dưới thời Stalin                                                          

CHƯƠNG XII:Phật giáo Nga trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến                                       

                                                               PHẦN BỐN

                                           CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN NGA SỤP ĐỔ

                                                HIỆN TÌNH PHẬT GIÁO NGA

CHƯƠNG XIII: Chế độ Cộng Sản Nga sụp đổ Liên bang Xô Viết giải tán             

CHƯƠNG XIV: Hiện tình Phật giáo Nga

                            Hội Phật giáo Thảo Đường                                                            

                                                               PHỤ LỤC

Phụ lục I :        Triều đại Nga Hoàng                                                                         

Phụ lục II:        Lãnh đạo Liên Bang Xô Viết                                                             

Phụ lục III:      Tổng Thống Liên Bang Nga                                                              

Phụ lục IV:      Chùa cố định tại Trans-Bakalia trước 1940                                       

Phụ lục V:       Chùa Phật giáo St. Petersburg

                        Bản thống kê hư hại, mất mát năm 1919                                            

THƯ MỤC                                                                                                                

TÀI LIỆU

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh