Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền
  • Tác giả : Eidd Tai Shimano & Kogetsu Tani
  • Dịch giả : Hạnh Viên
  • Ngôn ngữ : Hán - Việt
  • Số trang : 168
  • Nhà xuất bản : NXB TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2000
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008370
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

EIDO TAI SHIMANO

KOGETSU TANI

NGÔN NGỮ THIỀN

THƯ PHÁP THIỀN

Bản việt : Hạnh Viên

Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh

DẪN

Trong tiếng Nhật, ngôn ngữ Thiền được nói là Zengo (Thiền ngữ) và thư pháp Thiền được nói là bokuseki (mặc tích). Khi bạn rảo bước xuyên qua tập sách này, bạn sẽ thấy Thiền ngữ hay zengo không chỉ là các từ ngữ và mặc tích bokuseki cũng không chỉ là cách viết chữ .

Ngôn ngữ Thiền, khi chúng ta đọc chúng và cố hiểu chúng bằng tri thức, dường như rất thường là chẳng có ý nghĩa gì. Mặc dù đôi khi chúng được biểu hiện một cách có luận lý, chúng cũng có thể được diễn đạt một cách nghịch lý. Đấy không phải là chuyện điên rồ. Các Thiền sư đương nhiên có lý do xác đáng để diễn đạt các thông điệp của mình bằng cách này. Trong tập sách này, tôi cho cái đó là “luận lý Thiền”.

Xin nêu một ví dụ. Hoàng Bá (Obaku, tl.850) nói: “Khắp cả Trung hoa, chẳng có một Thiền sư”. Thoạt tiên, điều này nghe có vẻ xấc xược – tất nhiên thời bấy giờ có nhiều thiền sư ớ Trung Hoa. Thế nhưng Hoàng Bá muổn chỉ điểm rằng không ai có thể dạy được Thiền nên đã dùng cái ngữ điệu nghịch lý này để đánh dấu điểm ấy.

Nghiên cứu các Thiền ngữ, tìm xem những gì nằm phía sau chúng và không để bị đánh lừa bởi ngoại diện, đó là cách luyện tập rất tốt. Thí dụ, “Phật là gì?” – “ba cân gai” (Xem Masagin). Vâng, họ đang nói về ba cân gai, nhưng đồng thời họ còn nói nhiều hơn thế. “Trước kia ông có ở đây không?” (Xem Khiết trà khứ). Nghe có vẻ như một câu hỏi thông thường, nhưng thực ra Triệu Châu đang hỏi, “Ông đã ngộ chưa?”, “Ông có kiến giải gì không?”

Thoạt tiên Lâm Tế nhắm thẳng khi ngài nói với thính giả của mình, “Trên khối thịt đỏ hỏn này là một chân nhân không ngôi thứ” (Xem chân nhân). Nhưng, sau khi thầy tăng ấy lưỡng lự, Lâm Tế tỏ một thái độ khác hẳn, và ngài đã nhổ toẹt ra, “Chân nhân không ngôi thứ - cái que gạt cứt ấy!” Bằng cách ấy, ngài đã trình bày sự sinh động của Ông Vô vị Chân nhân – Chân nhân không ngôi thứ, và siêu việt các phạm trù thánh phàm. Quan trọng hơn, với những lời lẽ khiến ta sững sốt ấy, Thiền sư đang sử dụng “liệu pháp sốc”, hy vọng rằng các nhà sư kia sẽ đạt được chân kiến giải. Trong truyền thống Thiền, khi muốn tán dương thì người ta lại tỏ thái độ khinh miệt một cách cố ý.

Hãy suy nghĩ về các thí dụ nêu trên khi bạn đọc các Thiền thoại, và hãy ghi nhớ trong lòng rằng “mọi sự không như thế mà cũng không phải khác thế”. Những Thiền ngữ này ẩn chứa tâm linh vô cùng sâu thẳm, nhưng vì được lặp lại qua nhiều thế kỷ nên chúng đã đánh mất tính sâu thẳm và chỉ còn lưu lại những ý nghĩa hời hợt mà thôi. Trong tập sách này tôi đã cố lật qua vẽ ngoài hời hợt ấy, giới thiệu trở lại ý nghĩ sâu thẳm của zengo. Thiền ngữ, với các bạn đọc.

Thư pháp, hay bokuseki, trong sách này được thực hiện bởi pháp hữu của tôi là Kôgetsu Tani Roshi. Nghệ thuật của các nhà thư pháp khác xa với bokuseki của các Thiền sư. Về cơ bản, cả hai đều được thực hiện trên giấy trắng cùng với mực đen và các con dấu đỏ, cả hai cùng có bố cục tốt, và cũng đều đẹp. Thế nhưng, nói chung, nghệ thuật của các nhà thư pháp không sống động. Trái lại, bokuseki có sựsống, vì nó được sáng tạo từ công năng tam muội (samàdhi) của nhãn quan các Thiền sư. Không chỉ thế, nó còn có vẻ đẹp kinh người và mị lực kinh hồn, và rồi nó sẽ trường tồn qua nhiều thế kỷ.

Trước khi Arnold Toynbee (1889-1975) chỉ ra trong tác phẩm của ông. Lịch sử thế giới,rằng sự nghiên cứu lịch sử không chỉ bao gồm phương Tây, mà còn nhiều hơn thế, ít có người phương Tây lưu ý đến lịch sử và truyền thống phương Đông. Nhưng, do các tác phẩm của Toynbee và do hậu quả của Thế chiến II, phương Đông và phương Tây trở nên quen biết nhau, và “lịch sử thế giới”cuối cùng cũng đã được đánh giá. Sau Thế chiến II, khởi sự thay đổi lớn: chủ nghĩa duy vật chất phương Tây bắt đầu vận chuyển sang phương Đông và Phật giáo Thiền tông bắt đầu chuyển động về phía Tây. Trong thập niên 1960, cả hai xuyên qua Thái bình dương và tiếp tục cuộc di thực của chúng. Phật giáo Thiền tông đã lớn mạnh dần ở phương Tây, nhưng chủ nghĩa vật chất lại bùng vỡ ở phương Đông. Nhật Bản hiện nay là một nước chuộng vật chất nhất trên thế giới. Do đó, sự thưởng thức thiên nhiên, cái đẹp,thanh tĩnh, và tâm linh không được coi trọng bằng các sự kiện vật chất. Nếu như chúng ta không thức tỉnh, thì ý nghĩa của zengo có thể phai mờ hẳn, trí tuệ của các Thiền sư có thể bị bỏ quên, và bokuseki có được xử lý như một vật thể vật chất không kém. Ý hướng tập sách này là trình bày bokuseki và giới thiệu ý nghĩa nguyên thủy của zengo, Thiền ngữ. Nếu chúng ta có thể thưởng thức bokuseki và đưa chúng vào cuộc sống của mình, chúng ta có thể có sự minh tịnh và thanh tĩnh trong tâm hồn trong khi đang sống trong thế giới vật chất này.

Hạt giống của đạo Phật thiền đã nảy mầm ở phương Tây. Người ta xây dụng các chùa chiền và tịnh xá. Người ta tu tập tọa Thiền tại các trung tâm. Nhưng sự lưu truyền chánh pháp không phải là sự kiến thiết vật lý của các tu viện, và cả đến việc tu tập cũng không phải. Khi nào những người học Thiền vốn đã được nuôi dưỡng trong cơ cấu tư duy phương Tây và truyền thống Do thái-Cơ đốc thực sự thấu hiểu Thiền ngữ bằng kinh nghiệm , chính khi ấy sự lưu truyền Phật pháp sang phương Tây mới hoàn tất.

Cả người phương Đông và cả người phương Tây cần phải khởi sự thưởng thức chân ý vị của sự sống. Lịch sử biến thiên đầy kịch tính và chúng ta dễ dàng bị cuốn hút trong cái thế giới vội vã này. Điều cực kỳ quan trọng đối với chúng ta là hãy bước chậm lại và hãy sống thực từng khoảng khắc. Các Thiền sư thời xưa đã có nói – Jakushisu chẳng hạn (Xem Phi tuyền). Chúng ta thì dường như đã đánh mất nó, Đó là lý do tại sao sách này được xuất bản, tại sao điều quan trọng là hãy đọc nó chậm rãi, nhiều nhất mỗi ngày một trang, thửơng thức hương vị của bokuseki, chân thực hấp thu những thông điệp mà các Thiền sư muốn nhắn nhủ trong các Thiền ngữ.

Tôi muốn ghi thêm một vài ghi chú có tính chất kỹ thuật. Thứ nhất, các tự dạng trong Thiền ngữ nguyên thủy là chữ Hán chứ không phải tiếng Nhật, nhưngtôi phiên theo cách đọc tiếng Nhật. Thí dụ, nếu tôi đọc tên của Lâm Tế theo cách tiếng Hoa, nó sẽ là Lin Chi, nhưng nếu đọc theo tiếng Nhật, nó sẽ là Rinzai. Suốt tập sách này tôi sử dụng những phát âm theo Nhật như thế.

Thứ hai, trong hầu hết Thiền ngữ Trung Hoa, các mệnh đề đều không có chủ ngữ. Tùy theo đối tượng và hoàn cảnh, tôi tùy nghi chọn “Tôi” (I), “Bạn” (you). “chúng tôi hay chúng ta” (we) vân vân khi chuyển sang tiếng Anh.

Các bạn sẽ lưu ý rằng một vài tiêu đề có đến hai dòng, như Kika Onza và Kike Onza chẳng hạn. Thật khó mà nói phát âm nào chính xác hơn, nhưng tôi chọn cách phát âm thông dụng hơn và đặt nó ở dòng thứ nhất. Cách phát âm thứ hai để trong ngoặc. Có nhiều Thiền ngữ được phát âm với thanh âm của nguyên âm ở một trong các âm tiết được kéo dài, như Boku Gyù chẳng hạn. Bất cứ chỗ nào mà thanh của nguyên âm dài này là cần thiết, nó đều được nêu rõ trong tiêu đề cũng như trong văn bản.

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Renji Ellen Darby và Sotan Heini Steinmann. Nếu không nhờ sự giúp đỡ chí tình của hai vị ấy, sách này hẳn chưa được hoàn tất.

Xin nguyện Chánh Pháp trường tồn      

                                                                                             Eidô Tai Shimano

                                                                                                         Jan. 1990

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh