Tìm Sách

Văn Hóa Phương Đông >> Lịch sử Triết học Đông Phương


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Triết học Đông Phương
  • Tác giả : Nguyễn Đăng Thục
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 292
  • Nhà xuất bản : Linh Sơn
  • Năm xuất bản : 1956
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 1201000006526
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LICH SỬ TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

NGUYỄN ĐĂNG THỤC (292 trang)

TỦ SÁCH VĂN HÓA NHÂN BẢN

 

THAY LỜI TỰA

TRI ẾT HỌC VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

Nhà triết học Anh Cát lợi có tiếng ở Thế giới ngày nay là Bertrand- Russell, trong một bài báo nhan đề: TRIẾT HỌC VỚI NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN MÔN, có đưa ra một định nghĩa phổ thông rộng rãi như sau:

Triết học kể từ lúc khởi thủy đã gồm có hai mục tiêu khác nhau, mà người ta coi như mật thiết quan hệ với nhau. Một đàng nó nhằm giải thích sự cấu tạo của thế giới. Một mặt khác có thể khám phá và giáo hóa đường lối sinh hoạt hoàn hảo hơn cho nhân loại. kể từ Heraclite cho tới Hégel và cả đến Mã Khắc Tư không bao giờ triết học đã lãng quên được hai mục tiêu ấy. Không bao giờ nó hoàn toàn chỉ là lý thuyết hay hoàn toàn là thực hành, mà luôn luôn nó tìm thuyết lý, tìm một quan niệm có hệ thống về vũ trụ có thể ứng dụng làm cơ sở cho một nền luân lý thực hành”.

Theo ĐỊNH NGHĨA trên đây thì triết học phải dựa vào thái độ của nhân loại hay dân tộc đối với vũ trụ nhân sinh để mà tổ chức, hệ thống hóa thành một quan niệm về vũ trụ nhân sinh mỗi ngày một thêm hoàn thiện, hoàn mỹ. thái độ là cả một tâm trạng sinh hoạt trong hoàn cảnh thực tế về trí thức tình cảm và ý chí, cho nên triết học không đi theo sát với thái độ của nhân loại hay dân tộc, chỉ đem lý trí giải thích một cách khách quan, thì triết học trở nên khô khan vô vị, không còn linh động để cảm hóa nhân loại nữa vậy.

Hiện nay các dân tộc trên thế giới về tinh thần văn hóa của dân tộc đều có ý nghĩa khách quan của nó, đều có giá trị chân tế của nó. Chung ta chỉ có thể nói cái khách quan của Anh Mỹ ngụ ở sự thực hiện, còn ở Âu châu lục địa chỉ phương diện khách quan lại ngụ ở lý tưởng tiêu chuẩn. Cho nên thái độ đối với chân lý của họ có nhiều chỗ khác nhau lắm vậy.

Tất cả những điểm khác  nhau của văn hóa tạo nên các loại triết học khác nhau. Những môn phái khác nhau ấy, nếu không nghiên cứu kỹ cơ sở của chúng, thì cũng có thể ngờ rằng vì những danh từ phiền toái kia, những kẻ bán triết học đều chỉ là no bụng rỗi việc với danh từ mà thôi. Hiện nay chúng ta  khảo sát các tính chất của dân tộc, chúng ta có thể biết được ảnh hưởng của triết học vào sinh hoạt văn hóa của dân tộc rất trọng đại. Bởi vì tinh thần văn hóa của dân tộc hoàn toàn  do dân tộc  tính quyết định. Dân tộc tính là cá tính của dân tộc phản ảnh của thái độ của dân tộc ấy, tìm cách điều hòa thích ứng với hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và lịch sử xã hội, đời nọ qua đời kia, cha truyền con nối để sống còn tồn tại. Bất cứ một dân tộc đứng độc lập trong thế giới thế nào hết thảy đều phải có cá tính  rõ rệt, thì mới có thể tự lập được. Nếu như chúng ta có thể giải thích được triệt để cá tính dân tộc thì đối với tinh thần văn hóa của mỗi dân tộc chúng ta đã giải thích được quá nửa rồi vậy. Đồng thời đối với gốc rễ triết học của dân tộc chúng ta cũng suy được ra quá nửa.

Hiểu được rõ các chủ yếu về đặc tính của các dân tộc, tức là có thể nhận thấy ảnh hưởng của chúng vào triết học của dân tộc ấy như thế nào và trái lại hiểu được triết học của dân tộc tức là hiểu được cái hồn của dân tộc ấy trên con đường tiến thủ vậy…

 

MỤC LỤC

THAY LỜI TỰA

TRIẾT HỌC VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

1.     Quan hệ giữa triết học với văn hóa dân tộc

2.     khu vực triết học và văn hóa thế giới

3.     Khu vực triết học và văn hóa đông phương

4.     Triết học  với văn hóa dân tộc VN

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

TRIẾT HỌC HAY LÀ ĐẠO HỌC

1. Có triết học Đông phương

2. Chỗ khác với triết học Âu tây

3. Định nghĩa triết học

Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN TRONG SỰ KHẢO CỨU TRIẾT HỌC

1. Vấn đề nguyên lai của triết học

2.  vấn đề độc lập của triết học

3. Vấn đề định luật tiến hóa của triết học

CHƯƠNG I

          VỊ TRÍ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC TRONG TRIẾT HỌC THẾ GIỚI

1.     Khu phân triết học sử Trung Quốc

2.     Sử liệu và thẩm định

3.     Kết luận sử liệu

CHƯƠNG II

          KHÁI LUẬN VỀ THỜI ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC

1.     Khởi điểm của thời đại

2.     Nguyên nhân phát triển

CHƯƠNG III

          TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TÔN GIÁO TRƯỚC THỜI KHỔNG TỬ

CHƯƠNG IV

          TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO VỚI SINH HOẠT XÃ HỘI

CHƯƠNG V

         TƯ TƯỞNG PHÔI THAI TRONG THI, THƯ, DỊCH

1.     Triết học qua các giai đoạn tiến hóa trong thời thượng cổ

2.     Trích dẫn kinh THI

CHƯƠNG VI

        HỒNG PHẠM

1.     Nguyên lai

2.     Nội dung của  triết học Hồng phạm

3.     Quan niệm Âm dương

4.     Triết học Nhân sinh

5.     Đồ biểu ma phương

CHƯƠNG VII

         TRIẾT LÝ DỊCH

1.     Nguyên nhân bộ sách dịch với Hệ Từ

2.     Bát quái với Âm dương

CHƯƠNG VIII

         CÁC TƯ TRÀO MANH NHA ĐỒI XUÂN THU

1.     tư tưởng xã hội qua tài liệu Thi, Thư

2.     Sự tiến hóa trong tư tưởng Đông Chu

CHƯƠNG IX

         HỆ THỐNG NHẬP THỂ

1.     Phái Nho sĩ trung Hoa

2.     Tiểu sử Khổng Tử

3.     Địa vị Khổng tử trong lịch sử Trung Hoa

CHƯƠNG X

       TRIẾT LÝ  KHỔNG TỬ

1.     Vũ trụ quan DỊCH

2.     Thuyết CHÍNH DANH

3.     Triết lý NHẤT QUÁN

4.     Đạo NHÂN

5.     Triết lý Giáo dục

CHƯƠNG XI

       HỆ THỐNG XUẤT THẾ

-         Sự phát sinh tư tưởng xuất thế với Dương Chu và nhân vật Lão Tử

 CHƯƠNG XII

      DƯƠNG CHU VÀ KHỞI ĐIỂM CỦA LÃO HỌC

1.     Nội dung triết học Dương Chu

2.     Chủ nghĩa Vô danh

CHƯƠNG XIII

      MẶC KHỔNG VỚI XÃ HỘI ĐÔNG CHU

1.     So sánh Nho gia với Mặc gia

2.     Sự tích Mặc tử

3.     Phương pháp Triết học

4.     Phép Tam biểu

CHƯƠNG XIV

      LUÂN LÝ CỦA MẶC TỬ

CHƯƠNG XV

       TÔN GIÁO CỦA MẶC TỬ

1.     Thời Kiêm Ái

2.     Thời Đại đồng

CHƯƠNG XVI

     TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ CỦA MẶC TỬ

1.     Chính sách Thượng hiền

2.     Chính sách Tiết dụng

3.     Chủ nghĩa Thượng đồng

4.     Nhân cách Mặc tử

KẾT LUẬN

Các sách khác thuộc Văn Hóa Phương Đông

Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Lão Tử Đạo đức kinh
Lão Tử Đạo đức kinh
Dưỡng sinh cho mọi người
Dưỡng sinh cho mọi người
Nam Hoa Kinh
Nam Hoa Kinh
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Thiền và Hoa Đạo
Thiền và Hoa Đạo
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tinh hoa xử thế
Tinh hoa xử thế
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Khai sáng trí năng
Khai sáng trí năng