Tìm Sách

Giảng Luận >> Tâm Lý Đạo Đức


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tâm Lý Đạo Đức
  • Tác giả : Thích Chân Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 397
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000007639
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC

Quyển số 1 (từ bài 1 - bài 10)

(Tái bản lần thứ hai, có chỉnh sửa)

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO - 2006

Lời nói đầu

          Bộ sách Tâm Lý Đạo Đức này được viết lại từ loạt bài giảng Tâm Lý Đạo Đức mà chúng tôi đã dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, khóa 2. Ban đầu, đây chỉ là 30 cuốn băng cassette ghi lại tiếng nói. Sau đó vì yêu cầu nghiên cứu của nhiều người, chúng tôi đã thực hiện các bài giảng thành văn viết để làm sách. Điều không ngờ là việc chuyển từ văn nói sang văn viết lại vất vả đến như vậy. Nhiều người phải góp công vào cuốn sách từ những người viết nguyên bản thô từ văn nói cho đến người góp phần chỉnh ngữ pháp. Phải là cả một thời gian khá dài mấy năm cho đến hôm nay khi chúng tôi tự tay chỉnh sửa những dòng cuối cùng.

Tâm lý con người có nhiều loại, tâm lý bất thiện, tâm lý thực dụng, tâm lý tín ngưỡng, tâm lý yếm thế, tâm lý lạc quan. Ở đây chúng ta tập trung vào tâm lý Đạo đức. Dĩ nhiên 30 đề tài trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ của Tâm Lý Đạo Đức. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có những vị khác phát triển rộng rãi lớn lao hơn nữa.

Chúng Tăng Ni khi bắt đầu bước vào cuộc đời tu học đều học qua cuốn sách này để làm nền tảng trước khi học qua những giáo lý khác cao siêu hơn. Đạo đức là yêu cầu ban đầu của sự tu hành, và cũng là biểu hiện cuối cùng của một vị Thánh. Chúng ta có thể đau như xé ruột gan khi vài điều trong đây chạm đến tim mình, và cũng có thể vui như mở hội khi vài điều trong đây nâng bước chân mình.

Chúng ta cảm ơn thượng tọa Thích Viên Giác là người đã giới thiệu để cho giáo trình này có cơ hội được trình bày. Trí tuệ và tấm lòng của Thầy luôn là điều làm cho mọi người ngạc nhiên và nể phục.

Chúng ta cảm ơn quý Tăng Ni sinh đã quan tâm nghiên cứu môn học mới mẻ này khiến cho người dạy có thêm tinh thần bước tới mãi. Tăng Ni sinh đã phấn khởi chịu khó làm bài tập, hăng hái hỏi và đáp trong lớp, hối hận khi tìm thấy lỗi, hoặc vui mừng khi tìm thấy hướng đi. Nhiều người trong lớp bây giờ đang tham dự những chương trình đào tạo cao hơn.

Chúng ta cảm ơn Thạc sĩ Mai Nhân đã góp rất nhiều công sức cho cuốn sách này.

Chúng ta cảm ơn những Cư sĩ đã miệt mài học chung với Tăng Ni và góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm long trọng, những người Cư sĩ đã ủng hộ giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian giảng dạy giáo trình này, những người Cư sĩ đã nhiệt tình góp tay đem giáo trình này lan xa hơn nữa.

Chúng tôi cảm ơn NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO đã ủng hộ chúng tôi để tập sách này đến tay bạn đọc.

Nguyện đem công đức này cúng dường lên Tam Bảo và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo.

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

                    Mùa xuân, 2004

                Kính ghi

 Tỳ kheo Thích Chân  Quang

 

Mục Lục

Lời nói đầu

TLĐĐ 1 - KHÁI NIỆM

- Định nghĩa

- Sự thúc đẩy vì tình trạng Phật Pháp hiện tại

- So sánh với giới luật

- Đạo đức và sự liên hệ với thiền định

 

TLĐĐ 2 - HIỂU VÀ TÔN KÍNH PHẬT

- Tôn kính Phật là công hạnh căn bản

- Muốn kính Phật phải hiểu Phật

- Thực hành lễ kính Phật

- Dấu hiệu của công đức

TLĐĐ 3 - TÂM TỪ

- Định nghĩa

- Tu tập từ tâm

- Dấu hiệu từ tâm hiện diện

- Từ tâm đem lại thắng phước

TLĐĐ 4 - KHIÊM HẠ

- Ngã mạn là bệnh lớn của loài người

- Tu tập khiêm hạ

- Dấu hiệu của tâm khiêm hạ xuất hiện

- Quả báo

TLĐĐ 5 - CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI

- Phân biệt

- Nhân quả

- Đối với Phật Pháp

- Không được thụ động

- Phải tinh tế xét tâm mình

- Hình thức thỉnh nguyện, phát lồ, sám hối

TLĐĐ 6 - NÓNG NẢY

- Nhận định

- Thái độ và phân loại

- Nhân quả

- Nguyên nhân

- Tu tập

TLĐĐ 7 - HẠNH CHÂN THẬT

- Định nghĩa

- Phân loại

- Yêu cầu đối với người xuất gia

TLĐĐ 8 - BÌNH ĐẲNG

- Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi

- Bình đẳng biểu lộ đạo đức

- Áp dụng đạo đức bình đẳng trong ứng xử

- Phải tùy bệnh cho thuốc

- Thanh quy của chùa phải đặt trên nền tảng bình đẳng

- Vấn đề hợp tác với người có duyên và có khả năng

- Vấn đề bình đẳng nam nữ trong xã hội

- Vấn đề bình đẳng Tăng Ni - Bát kỉnh pháp

TLĐĐ 9 - NHẪN NHỤC

- Định nghĩa

- Nhẫn nhục là thành tựu của đạo đức

- Nhẫn nhục là biết trả hết nghiệp

- Cái nhẫn của người biết tu tập thiền định

TLĐĐ 10 - CUỘC SỐNG VỊ THA

- Khái niệm

- Người xuất gia phải thực hiện bằng được cuộc sống vị tha

- Cẩn thận giữa lý tưởng và tham vọng

- Quan điểm đối với hạnh phúc

- Trách nhiệm của người đệ tử Phật khi thấy thế giới này chưa biết chánh pháp

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Nghiêm Huấn Tùng Lâm
Nghiêm Huấn Tùng Lâm
Lão Học
Lão Học
Kim Cang giảng luận
Kim Cang giảng luận
Kinh Phạm Võng - Lược giảng nghi thức tụng Bồ Tát giới
Kinh Phạm Võng - Lược giảng nghi thức tụng Bồ Tát giới
Duy Thức học
Duy Thức học
Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa
Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa
Những Gì Đức Phật Đã Dạy
Những Gì Đức Phật Đã Dạy
Đức Phật Của Chúng Ta
Đức Phật Của Chúng Ta
Bát Nhã Ba La Mật Kinh trực chỉ đề cương
Bát Nhã Ba La Mật Kinh trực chỉ đề cương
Mười hạnh Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm
Mười hạnh Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm
Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết
Kim Cang quyết nghi & Tâm kinh trực thuyết
Kinh A Di Đà sớ sao
Kinh A Di Đà sớ sao