Tìm Sách

Tự Điển-Từ Điển >> Từ Điển Phật Học Hán Việt I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Từ Điển Phật Học Hán Việt I
  • Tác giả : Phân viện Nghiên cứu Phật học
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Hán - Việt
  • Số trang :

    A PHP Error was encountered

    Severity: Warning

    Message: number_format() expects parameter 1 to be double, string given

    Filename: templates_c/vn-^%%90^909^90929535%%book_detail.tpl.php

    Line Number: 93

  • Nhà xuất bản : Phân viện Nghiên cứu Phật Học
  • Năm xuất bản : 1992
  • Phân loại : Tự Điển-Từ Điển
  • MCB : 0000
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

MẤY DÒNG NÓI ĐẦU

 Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hai nghìn năm nay. Nhiều từ ngữ Phật giáo đã thấm sâu vào tiếng Việt đến nỗi nhiều người không biết đến nguồn gốc của nó nữa như “kiếp”, “nhân duyên”, “hằng hà sa số”..

Ngay từ buổi đầu du nhập, ở Việt Nam đã dần hình thành những Trung tâm dịch kinh Phật từ các ngôn ngữ Ấn Độ hay Trung Á sang tiếng Hán. Càng về sau, các nhà sư và tín đồ Phật giáo thường sử dụng Hán tạng, tức Đại tạng bằng chữ Hán. Ý nghĩa của các kinh luận đã thâm diệu mà thuật ngữ dịch nghĩa hay phiên âm lại thường biến chuyển qua các bản dịch các đời khác nhau, khiến cho việc hiểu nghĩa thêm khó khăn. Chính vì vậy mà từ rất sớm, ngay ở Trung Quốc, đã xuất hiện các sách “âm nghĩa” tức một loại Từ điển Phật giáo. Càng về sau, càng có nhiều loại Từ điển Phật giáo trong các vùng sử dụng Hán tạng.

Ở Việt Nam, từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhận ra sự cần thiết phảỉ giải thích các từ ngữ Phật giáo. Trong Kiến văn tiểu lục (phần Thiền dật), ông đã kể lại câu chuyện sau:

“Vương Kinh Công (tức Vương An Thạch) nhà Tống, chú giải kinh Kim cương rồi đưa cho một vị sư xem. Vị sư ấy cười và nói: “Những chỗ tướng công nói, tôi không hiểu một câu nào cả”. Kinh Công tức giận. Vị sư ấy lại nói: “Như chữ “tam muội” là chữ Phạn, chữ này Trung Quốc dịch nghĩa là “chính định”, nay tướng công chú thích ra hàng trăm lời, mà vẫn trái với ý nghĩa của chữ ấy”. Kinh Công bèn đổi lại. Bởi vì, chữ Phạn và chữ Trung Quốc có cách hành văn khác nhau, phải phiên dịch và chú giải mới rõ được nghĩa cốt yếu”. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã liệt kê một loạt thuật ngữ Phật giáo phiên âm từ tiếng Phạn, cùng với nghĩa của chúng, gần như một từ điển nhỏ.

Ngày nay, nhu cầu tìm hiểu Phật giáo ngày càng lớn, kinh luận và tài liệu Phật giáo được in ấn ngày càng nhiều. Không những tăng ni phật tử và các nhà Phật học có nhu cầu đọc kinh điển Phật giáo mà nhiều tầng lớp nhân dân rộng rãi cũng muốn biết sâu hơn giáo lý của đức Thế Tôn. Vì vậy mà việc xuất bản các sách từ điển làm công cụ tra cứu trở nên vô cùng cần thiết. Trước đây, đã có bộ từ điển của Đoàn Trung Còn, và gần đây, có quyển Từ điển Phật học Việt Nam của hòa thượng Thích Minh Châu và ông Minh Chi. Những sách đó rất bổ ích, nhưng rõ ràng chưa làm thỏa mãn nhu cầu đi sâu tìm hiểu giáo lý Phật giáo của nhiều người.

Vì lẽ đó, Phân viện Nghiên cứu Phật học đã tổ chức biên soạn bộ từ điển Phật học với dung lượng từ lớn hơn, lấy tên là Từ điển Phật học Hán Việt, vì thuật ngữ ở đây chủ yếu là rút ra từ Hán tạng. Bộ từ điển này gồm khoảng 2 vạn từ, chủ yếu dựa vào các mục từ trong bộ Thực dụng Phật học từ điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi, xuất bản ở Thượng Hải, có tham khảo thêm một số từ điển khác.

Bộ phận biên soạn đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng có hạn, thời gian chuẩn bị lại ngắn, việc hiệu đính cũng khá vội vàng nên các sai sót chắc chắn là còn rất nhiều. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng không nên cầu toàn, vì hẳn là sau khi bộ từ điển ra mắt mọi người, chúng tôi sẽ nhận được từ các bậc tôn túc thông tuệ, các vị thiện tri thức cũng như rộng rãi độc giả, những điều chỉ giáo quý báu nhằm hoàn thiện hơn bộ sách.

Do đó chúng tôi mạnh dạn cho in ấn bộ từ điển này, để kịp thời chào mừng Đại hội lần thứ ba Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Bộ từ điển sẽ được in làm hai tập. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý phê bình của quý vị độc gỉả và xin lượng thứ cho những chỗ lầm lỗi.

Hà Nội, Tháng Mười, 1992
Tức năm 2536 theo Phật lịch

Giáo sư
Hà Văn Tấn

PHÂN VIỆN PHÓ PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Các sách khác thuộc Tự Điển-Từ Điển

The Seeker's Glossary of Buddhism
The Seeker's Glossary of Buddhism