Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tiểu sử biên niên Phụ Chính Đại Thần NGUYỄN VĂN TƯỜNG


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tiểu sử biên niên Phụ Chính Đại Thần NGUYỄN VĂN TƯỜNG
  • Tác giả : Trần Xuân An
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 441
  • Nhà xuất bản : Thanh Niên
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000007760
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG ( 1824- 1886 )

KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP

TRẦN XUÂN AN 

NXB THANH NIÊN

 

LỜI THƯA ĐẦU SÁCH

Một con người thật sự sống, không thể chỉ tồn tại như một vật thể trong quan hệ duy nhất – quan hệ với thiên nhiên ( khí hậu, cỏ cây…). Do đó, hầu như ai cũng chịu sự tác động bởi các sự kiện thuộc về thời cuộc và đều ít nhiều tác động lại các sự kiện đó, tùy theo cách thế của mình.

Đó là một nhận thức không có gì mới, trong việc nghiên cứu một nhân vật, giữa thực tiễn hắng ngày, ở  các sáng tác văn chương…

Đối với nhân vật lịch sử , cuộc đời của họ đã tạo nên các nét lớn, các nét chủ đạo của bứa tranh thời đại họ sống. Tất nhiên, dẫu là nét lớn, nét chủ đạo, cũng không thể tách hẳn ra khỏi tổng thể bức tranh.

Đó là một ví von có phần đơn giản hóa?

Trên một mặt phẳng của khung vải, cho dẫu với bút pháp, quan niệm nghệ thuật thuộc trường phái hội họa nào đi nữa, cũng khó thể hiện một chân dung giữa cả một thời với các nhân vật và sự kiện một cách chi tiết, gồm cả chiều sâu của từng tâm trạng và khuất khúc của bao vấn đề.

Các ẩn dụ nghệ thuật sinh động, hàm súc mang tính biểu tượng cao về lịch sử lại cần đến các thẩm thức sâu rộng về sử học, một khoa học luôn vươn cao tới sự minh xác ( minh bạch và xác thực! ).

Tôi mạn phép mượn lối ví von quen thuộc ấy để nói lên một điều: Nghệ thuật bất kì loại hình gì, ngay cả tiểu thuyết, khi đi vào đề tài lịch sử , cũng cần có sự bảo chứng của khoa học lịch sử, cả về phía sáng tác lẫn phía thưởng ngoạn.

Do đó, hơn mười năm nay ( chưa kể những tháng năm trước đó), tôi bước vào sử học, ra sức làm một người nghiên cứu, biên soạn.

Người nghiên cứu biên soạn nghĩ rằng, ngay tự thân cuốn tiểu sử biên niên dạng niên biểu (chưa kể những cuốn khác tôi đã viết về đề tài này)sẽ tiện lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường và nhóm chủ chiến triều đình Huế cũng như giai đoạn lịch sử 1858 – 1885 và phong trào Cần Vương sau đó. Đó là giai đoạn đầu dân tộc ta bước vào cuộc chiến đấu chống lực lượng xâm lược Pháp, chủ nghĩa thực dân Pháp và phương Tây nói chung. Đó là cuộc chiến đấu trước sự tấn công bằng nhiều loại vũ khí và trên các mặt trận, từ tôn giáo, văn hóa, kinh tế, ngoại giao, chính trị đến quân sự. Đó là một hình thái chiến tranh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Dẫu những trang sử cũ mãi còn đó, vẫn cần được in lại để đọc lại, viết lại với nhãn quan khoa học sáng suốt, với cách nhận thức, đánh giá theo quan điểm lịch sử - cụ thể. Tuy nhiên quá khứ vẫn thuộc về quá khứ, mặc dù quá khứ luôn giúp chúng ta định hướng cho hiện tại, cho tương lai. Mọi người không trừ một ai, đều có quyền hy vọng ở những trang sử mới về những chặng đường mới của dân tộc trong bộ sử của nhân loại ( quốc sử và sử thế giới ), tùy theo cách thế của mình. Công lí,đạo líViệt Nam đã sáng tỏ khắp cả hành tinh, từ cuộc kháng chiến hơn 100 năm: đó là chủ nghĩa yêu nước , tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”( một thứ tự do với nội dung qua mỗi thời kỳ mỗi phát triển, để tiến đến bao hàm tất cả mọi quyền dân chủ , trong nỗ lực chung hiện nay); đó là ý thức chống xâm lược , chống nô dịch bất kỳ màu sắc nào; đó là quyết tâm xây dựng Đất nước xã hội chủ nghĩa trong ý tưởng giữ gìn , cách tân , phát huy bản sắc dân tộc : đó là quốc thể và phẩm giá Việt Nam trước lương tri loài người…Ý thức trí là một nét bản sắc Việt Nam. Ý thức sử tri và sẽ cùng mỗi người, không trừ một ai, bước trong hiện tại, bước tới tương lai, với sự định hướng của công lý, đạo lý rất Việt Nam, rất nhân loại ấy.

...

Để thấu hiểu những điều trên, người nghiên cứu, biên soạn đã nghiền ngẫm trên từng trang sử cũ…

Từ đó những cuốn sách về đề tài đã hình thành

Thành thật mong mỏi được kiểm chứng, đối chiếu với tư liệu chuẩn cứ và phát hiện giúp những sai sót có thể do người nghiên cứu, biên soạn gặp phải, ngoài ý muốn.

Với lòng trung thực trong công việc nghiên cứu khoa học, xin phép được nhấn mạnh là tôi (người biên soạn nghiên cứu) hoàn toàn bám sát Đại Nam thực lục, các kỉ có liên quan đến đề tài, đồng thời hết sức giữ đúng nguyên tắc chọn lọc (chọn lọc cũng có nguyên tắc của nó ).

Xin được chỉ dạy, mách bảo, góp ý, phê bình. Với lòng biết ơn, mong được nhận được thư, sách báo tạp chí…

TP. HCM, ngày 02- 06 - 2001 ( 11-4, Tân Tị )và tháng 5-2005

TRẦN XUÂN AN

71 B Phạm Văn Hai P3, Tân Bình. TP HCM

( ĐT (08) 8453955 & 09008 803 908 )

 

MỤC LỤC

A-   Lời thưa đầu sách

B-   Tiều  sử biên niên PCĐT. Nguyễn Văn Tường

C-   Phụ lục 1: Trích đoạn nguyên văn : “ Đại Nam thực lục chính biên” & các tư liệu khác

D-   Nhân chứng cùng thời – danh sách sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn

E-    Danh mục sách tham khảo

F-    Phụ lục 2 : Hội nghị, hội thảo về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường& báo chí bình luận, giới thiệu về tác phẩm “ Phụ chính đại thần  Nguyễn Văn Tường ( 1824 -  1886 )” của tác giả Trần Xuân An

G-   Danh mục tác phẩm  của tác giả

H-   Mục lục

Phụ đính mục lục

Phụ bản – bản đồ & hình ảnh

 

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh