Tìm Sách

Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu >> Kỷ yếu lễ tang HT. Thích Giác Nhu


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kỷ yếu lễ tang HT. Thích Giác Nhu
  • Tác giả : Hệ phái Khất sĩ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 155
  • Nhà xuất bản : NXB TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1998
  • Phân loại : Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu
  • MCB : 12010000008276
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KỲ  YẾU LỄ TANG HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHU

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỆ PHÁI KHẤT SĨ

NXB TP.HCM

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tập kỷ yếu tưởng niệm Hòa thượng Thượng GIÁC Hạ NHU được hình thành, trước hết là để kính dâng lên bậc Đạo sư – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, nhân Tiểu tường của Ngài (2-9 năm Đinh Sửu 1997- 2-8 năm Mậu Dần 1998). Chúng tôi mong rằng, qua phần sưu tập cơ bản của buổi đầu, sẽ phản ành được con người và hành trạng của bậc minh sư, đặc biệt là những ấn tượng sâu sắc mà trên bước đường tu tập và hành hóa, Ngài đã để lại cho những người đã từng tiếp xúc hay thân cận Ngài.

Chúng tôi tạm chia tập Kỷ yếu này làm 6 phần: 1/ Sơ lược tiểu sử Hòa thượng;  2/ Điếu văn và lời tưởng niệm; 3/ Thơ tưởng niệm; 4/ Các văn kiện lễ tang; 5/ danh sách các phái đoàn viếng lễ tang; 6/ Trướng, liễn, phúng điếu.

Hàng chục điếu văn tưởng niệm, hàng chục điện văn chia buồn, hàng trăm đại diện cơ quan, ban ngành, tự viện, tịnh xá…đến viếng kim quan Hòa thượng với những dòng lưu bút chân thành; tất cả đều nói lên niềm tiếc thương, lòng kính mộ đối với bậc trưởng lão thạc đức. Mối tình cảm này hẳn đã gây phần ấm cúng cho tông môn. Hệ phái Khất sĩ Việt Nam trong khoảng trống vắng vì sự ra đi của một bậc trưởng thượng bấy lâu đã tận tụy vun bồi sự nghiệp của chư Tổ và hết lòng dìu dắt hàng hậu học sơ cơ.

Một số rất ít các pháp ngữ của Hòa thượng được nêu dẫn trong tập kỷ yếu này. Lý do chính là Ngài không chủ trương dạy chúng bằng những thuyết giảng, những lập luận khúc chiết, chi li. Ngài chú trọng tính giản dị, sự thực hành và cái cung cách thực tiễn. Pháp ngữ của Hòa thượng là  tính nhu hòa, kham nhẫn, là nỗ lực, tinh tấn vì Đạo vì Đời. Ý nghĩa này cũng đucợ ghi nhận qua những tưởng niệm của chư tôn đức giáo phẩm trong Giáo hội, cũng như hàng pháp hữu, môn đồ của Ngài.

Đối với Hòa thượng, hẳn những lời nói ca ngợi, những dòng chữ tiếc thương cũng chỉ như những âm thanh phóng vào hang rỗng, những nét bút viết vào hư không. Nhưng trong cõi đời hữu vi này, hình ảnh của Hòa thượng vẫn còn đó, công lao và đức độ của Ngài vẫn cần được nhắc nhở, đặc biệt là trong tông môn, hệ phái. Đây cũng là một lý do chủ yếu được hình thành. Ngoài ra, có thể một số đoạn, một số bài văn thơ cảm niệm đăng ở đây phản ảnh được phần nào cái không khí sinh hoạt văn học chốn thiền môn trong giai đoạn hiện nay; và nếu được như thế thì một cách nào đó, tập kỷ yếu này cũng là một dấu ấn được khắc họa trước dòng thời gian.

Ngưỡng mong Giác Linh Đại lão Hòa thượng Thượng GIÁC Hạ NHU cũng như chư tôn Hòa thượng, Đại đức Tăng Ni và Phật tử minh giám tấm lòng thành của chúng tôi.

TP HCM, PL 2542, cuối Hạ vào Thu 1998

BAN BIÊN TẬP

Các sách khác thuộc Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 153
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 153
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152