Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1
  • Tác giả : Ban Hán Nôm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 210
  • Nhà xuất bản : Khoa Học Xã Hội - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1978
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1201000006531
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TUYỂN TẬP VĂN BIA HÀ NỘI - QUYỂN 1

BAN HÁN NÔM SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU (210trang)

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI NÓI ĐẦU

Tuyển tập văn bia Hà Nội là tập đầu của bộ Tuyển tập Văn bia Việt Nam, giới thiệu một số văn bia tương đối tiêu biểu sắp xếp theo từng khu vực, nhằm bước đầu cung cấp tư liệu về các mặt cho các nhà nghiên cứu khoa học và bạn đọc đang muốn tìm hiểu xã hội VN trước đây. Đối tượng chủ yếu của tập sách là các nhà nghiên cứu, các độc giả muốn đi sâu tim hiểu lịch sử địa phương.

Văn bia vốn gắn liền với các di tích. Vì vậy văn bia trong tập sách này được xếp kèm theo di tích. Các di tích được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện, và nếu trong  một di tích có nhiều văn bia được tuyển thì những bài này, chúng tôi sẽ xếp theo thứ tự thời gian dựng bia. Đối với một số di tích chưa kê cứu được cụ thể niên đại xây dựng, chúng tôi tạm căn cứ vào thời gian sửa chữa đầu tiên hoặc thời gian dựng bia sớm nhất tại chỗ.

Trước khi dịch văn bia, chúng tôi giới thiệu sơ lược lịch sử và nội dung di tích. Để minh họa cho tập này, chúng tôi kèm theo một số ảnh về một số di tích tiêu biểu và bản đồ nội thành Hà Nội, ghi rõ địa điểm các di tích có văn bia được tuyển.

Hầu hết các văn bia được dịch - trừ một trường hợp cá biệt - đều có bản rập (còn gọi là thác bản) hiện lưu trữ tại Viện Thông tin khoa học xã hội. Thông thường, một bia có nhiều mặt, mỗi mặt là một bản rập, có ký hiệu khác nhau. Để tiện việc đối chiếu, các bản dịch đều ghi kèm ký hiệu bản rập.

Các bài văn bia thường có hai đầu đề. Đầu đề chính ghi ở trần bia, chữ viết hàng ngang. Đầu đề phụ ở lòng bia phía dưới, viết theo hàng dọc, trước khi vào phần chính văn bia. Chúng tôi dịch cả hai đầu đề. Riêng đầu đề chính có kèm theo phiên âm chữ Hán. Trường hợp không có đầu đề, chúng tôi tự đặt lấy và đánh dấu ngôi sao để phân biệt.

Văn bia nhiều khi có những dòng chữ nhỏ hơn chữ toàn bài, thường là lời chú thích của nguyên bản. Chuyển sang bản dịch, những đoạn  chữ nhỏ này được đặt trong dấu ngoặc đơn (   ). Phần chú thích của người dịch thường đặt ở cuối bài, cá biệt nếu chua ngay trong bài, sẽ đặt  trong dấu ngoặc vuông [ ].

Trong khi dịch, chúng tôi lược bỏ một số chi tiết, tên người, tên đất…xét ra không cần thiết. Những chỗ lược bỏ được ghi bằng ba dấu chấm trong dấu ngoặc vuông […] hoặc bằng chữ Hán trong dấu ngoặc vuông.

Cuối tập sách này có in nguyên văn chữ Hán và phần phụ lục.

Ban biên dịch tập văn bia này, ban đầu gồm các đồng chí Bùi Thanh Ba, Ngô Thế Long, Hoàng Giáp, với sự cộng tác của cụ Nguyễn  Thúc Linh. Cuối năm 1975, đồng chí Bùi Thanh Ba được cử sang công tác khác, cụ Nguyễn Thúc Linh nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Đồng chí Vũ Tuân Sáu thay đồng chí Bùi Thanh Ba. Riêng về phần văn bia Quốc Tử Giám, có sự cộng tác của đồng chí Trương Đình Nguyên. Các đồng chí Vũ Tuân Sáu, Ngô Thế Long, Hoàng Giáp phụ trách việc hoàn chỉnh bản thảo lần cuối, có sự giúp sức của nhiều cán bộ khác nhau trong tổ Sử Địa thuộc Ban Hán Nôm.

Đây là Tuyển tập văn bia đầu tiên, nên mặc dù chúng tôi đã  hết sức cố gắng, chắc chắn không khỏi còn nhiều thiếu sót về nhiều mặt, trong việc tuyển, việc dịch, cũng như chú thích và trình bày. Chúng tôi rất mong được bạn đọc ý kiến để những tập sau được tốt hơn.

                                               TỔ SỬ ĐỊA HÀN NÔM

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Văn bia trên đất thủ đô

TUYỂN TẬP VĂN BIA HÀ NỘI

(BẢN DỊCH)

CHÙA TRẤN QUỐC

1.       Văn bia chùa Trấn Quốc

2.       Bia ghi việc xây dựng lại chùa Trấn Quốc

CHÙA THIÊN NIÊN

3.       Bài ký trên chùa Thiên Niên thôn

Trích Sài huyện Hoàn Long

ĐỀN BẠCH MÃ

4.       Bài ký trên bia tạo lệ

5.       Bài ký trên bia sửa chữa đền Bạch Mã

6.       Bài ký  trên bia Yên Lão ở Từ chỉ

7.       Bài ký trên bia xây dựng Phương Đình

QUÁN TRẦN VŨ

8.       Cảm lẽ huyền diệu, tu dưỡng cõi lòng, trông nghe nhận hiểu vui theo đạo lý

9.       Bài ký trên bia ghi việc sửa quán Trần Vũ

CHÙA MỘT CỘT

10.  văn bia chùa Một Cột

11.  Văn bia chùa Một Cột

12.  Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 [1942]

13.  bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 [1463].

14.  bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 [1514]

15.  Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 [1529]

16.  Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Bính thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 [1592]

17.  Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Bính thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 [1656]

18.  bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Giáp thìn, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 [1724]

19.  bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Quý mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 [1763]

20.  Bài ký về đinh bia đề danh Tiến sĩ [1863]

CHÙA LÁNG

21.  Bia Tục lệ chùa Chiêu Thiền

ĐỀN LÝ QUỐC SƯ

22.  Bài ký sửa lại đền Chợ Tiên

ĐỀN HAI BÀ

23.  Văn bia ghi sự tích Trưng Vương

24.  bài văn trên bia kỷ niệm chùa Viên Minh

ĐẾN KIM CỔ

25.  Bài ký trên bia thôn Kim Cổ

CHÙA ĐÔNG PHÚC

26.  Danh tiếng lưu truyền không bao giờ mất

27.  Các vị sư tổ phái Tào Động

CHÙA NGỌC HỒ

28.  Bia công đức chùa Ngọc Hồ

29.  Bia ghi sự tích đức thánh chùa Ngọc Hồ

30.  Bài ký trên bia ghi ngọc phả Thanh Hà

VĂN CHỈ THANH HÀ

31.  Bài ký trên bia văn thôn Thanh Hà

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Việt Nam danh lam cổ tự
Việt Nam danh lam cổ tự
Danh lam nước Việt
Danh lam nước Việt
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Dụ Am ngâm lục
Dụ Am ngâm lục
Truyện Trê Cóc
Truyện Trê Cóc
Truyện Kiều
Truyện Kiều
Thượng Chi Văn Tập
Thượng Chi Văn Tập
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Dương Từ Hà Mậu
Dương Từ Hà Mậu
Truyền Kỳ Mạn Lục
Truyền Kỳ Mạn Lục
Truyện Kiều
Truyện Kiều