Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Trí Đức tuyển dịch
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 342
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2003
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000008865
  • OPAC : 8865
  • Tóm tắt :

KINH TRƯỜNG A HÀM (DIRGHÀGAMA)

Hòa Thượng Thích Trí Đức Tuyển Dịch

Nhà xuất bản Tôn Giáo

LỜI NÓI ĐẦU

   Nikàya và A-Hàm là hai bộ kinh lớn, gần gũi nhau đến nỗi người ta có thể quả quyết rằng cả hai có cùng một nội dung gốc. Hệ thống kinh này được phổ biến ở Việt Nam khá chậm. Trong thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, Hòa Thượng Thích Minh Châu đã phiên dịch hầu như trọn vẹn 5 bộ Nikàya (Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tương ưng bộ kinh và Tiểu bộ kinh) từ Pàli sang Việt ngữ. Trước đó, trong thập niên 50, 60, cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Đức, tức Hòa Thượng Thích Thiện Siêu đã dịch khá nhiều kinh trong bộ A-Hàm từ Hán ngữ sang Việt ngữ. Tập “Trường A-Hàm” này là một công trình trong nỗ lực phiên dịch và phổ biến toàn bộ A-Hàm tại Việt Nam, mở đầu cho việc hình thành 4 bộ A-Hàm (Trường A-Hàm, Trung A-Hàm, Tăng Nhất A-Hàm, Tạp A-Hàm.) bằng Việt ngữ đã được in ấn trong Đại Tạng kinh Việt Nam do các dịch giả có uy tín sau này thực hiện. Như vậy, có thể nói Hòa Thượng Thích Thiện Siêu là người đã phiên dịch, giới thiệu và cho ấn hành bộ kinh Trường A-Hàm tại Việt Nam đầu tiên.

   Tác phẩm gồm 16 kinh mà tác giả cho là cốt lõi nhất vì nó đã giải quyết được các hệ tư tưởng do xã hội đương thời đặt ra. Vì thế mà Hòa Thượng chỉ chọn dịch 16 trong số 30 kinh của Trường A-Hàm là vậy. Ngoài ra tác giả còn có phần Tựa ở đầu và phần Lược giảng ở cuối sách. Tất cả tạo nên một tác phẩm Phật học giá trị, thiết yếu, có nội dung rất cơ bản lại rất thâm sâu của A-Hàm, từ đó người đọc nhận ra rằng không có ranh giới giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, xóa bỏ quan niệm cho rằng A-Hàm thuộc Nguyên thủy hay A-Hàm thuộc Đại thừa.

   Chúng tôi tiếc rằng chưa sưu tập được các kinh khác trong bộ A-Hàm mà Hòa Thượng đã dịch, với lòng trân quý những di sản tinh thần của bậc Tôn đức trưởng thượng suốt đời đóng góp xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cùng Môn đồ Pháp quyến chúng tôi thành kính tái bản tập sách này để cúng dường nhân ngày Đại tường của Trưởng lão Hòa Thượng và trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

 

Mạnh Thu Quí Mùi, Phật lịch 2547.

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

Mục Lục:

1.       Lời giới thiệu

2.       Tựa

3.       Kinh Đại Bản Duyên

(Lược thuật nhân duyên Giáng Sanh, Thành đạo Giáo hóa

của 7 Đức Phật trong thế giới Ta Bà.)

4. Kinh Du Hành

- Phần I  (Lược thuật cuộc hành hóa của Phật, theo đó Phật đã tùy  cơ giảng  dạy những lời thâm trầm, thi thiết cho hàng đệ tử,từ việc xử thế, tu hành đến việc an quốc.)

- Phần II (Lược thuật giai đoạn Phật nhập Niết-bàn và những lời dạy cuối cùng của Ngài.)         

- Phần III (Lược thuật tiếp giai đoạn Phật nhập Niết-bàn cho tới khi  phân chia Xá-lợi dựng tháp tôn thờ.)

 

<p "=""> 5.  Kinh Điển Tôn (Thuật một tiền thân Phật, khi làm vị đại thần Điển Tôn tài cao, đức lớn, đã giúp vị vua thuở  ấy lấy chánh pháp trị dân.)

 6. Kinh Tứ Tánh

      (Dạy về lai nguyên của bốn tánh và yếu lý bình đẳng giữa bốn tánh đó.)

 7.  Kinh Chuyển Luân Vương Tu Hành

       (Dạy về tư cách của vị Chuyển luân vương và tình trạng  sinh tồn của nhân loại.)

8.  Kinh Tệ Túc

     (Cuộc thảo luận về kiếp sau giữa Ca Diếp đồng nữ và Bà la môn Tệ Túc.)

9. Kinh Tán Đà Na

      (Phật chỉ tính cách tịnh bất tịnh trong pháp tu khổ hạnh và  mục đích mà Ngài thuyết pháp.)

10.  Kinh Đại Duyên Phương Tiện

       (Phương cách suy tầm lý nhân duyên và vô ngã.)

11.     Kinh Thiện Sinh

        (Dạy cách cư xử trong gia đình, với thầy bạn và thân thích.)

12.     Kinh Phạm Võng

      (Phật nêu chỉ 62 kiến chấp sai lầm của ngoại đạo và dạy cho biết tán thán Phật theo cách cao thượng.)

13.     Kinh Cứu La Đàn Đầu

       (Chỉ cách tế lễ gây thêm tội báo và cách tế lễ gây phúc báo  cao thượng, cách tế lễ mê tín và cách tế lễ không mê tín.)

14.    Kinh Kiên Cố

      (Dạy về tứ đại do đâu diệt mất và Tỷ-kheo nên hiện thần thông như thế nào.)

15.    Kinh Lõa Hình Phạm Chí

      (Người được mệnh danh là Sa-môn hay Bà La Môn cốt ở  chỗ dứt trừ phiền não chứ không do hình thức khổ hạnh suông.)

16.    Kinh Sa Môn Quả

      (Quan niệm về quả báo của Lục sư ngoại đạo và Phật giáo.)

17.    Kinh Bố Tra Bà Lâu

      (Phật không quan tâm, không nói đến vấn đề bản ngã và thế gian thường vô thường-Ngài chỉ chú trọng dạy pháp Tứ Đế.)

18.    Kinh Tiền Dụ

       (Ví dụ người bị trúng tên độc.)

19.     Vài Lời Sau Kinh

Phụ Lục

20.      Bản Đối Chiếu Các Kinh Pali-Hán.

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Đà La Ni Xuất Tượng
Kinh Đà La Ni Xuất Tượng
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn