Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật Giáo Nhật Bản


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Giáo Nhật Bản
  • Tác giả : Trần Quang Thuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 777
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1210000008439
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

TRẦN QUANG THUẬN

NXB TÔN GIÁO

LỜI MỞ ĐẦU

Quần đảo Nhật Bản được cai trị bởi một dòng họ Hoàng tộc hơn 1.000 năm, một định chế quân chủ liên tục lâu nhất thế giới, có một nền văn hóa trên hai mươi thế kỷ.

Sống cách lục địa vài trăm hải lý, Nhật bản đã tiếp nhận văn minh, văn hóa Trung Hoa, tiếp nhận Phật giáo. nhật Bản sử ký ghi nhận Phật giáo chính thức truyền vào Nhật bản năm 552.

Trước khi Phật giáo, Nho giáo, lão giáo từ lục địa trung Hoa sang bán đảo Triều Tiên truyền đến Nhật Bản, người Nhật tôn thờ vô số thần linh gắn liền với thị tộc. Mỗi thị tộc thờ một vị thần  của thị tộc mình gọi là Thị Thần (Ujigami). Khi dân chúng trong thị tộc đi đến một vùng đất mới, họ vẫn tiếp tục thờ vị thần cũ của họ. Thị thần chứ không phải  huyết thống là chất xúc tác liên kết các thành phần  trong thị tộc. Đặc tính này ảnh hưởng đến các tông phái phật giáo khi truyền đến Nhật Bản. Tông phài tại Nhật Bản  không chỉ là giáo lý, phương thức hành trì mà  là cả truyền thống  có chất xúc tác gắn liền với  phần tử tông môn thành một khối. Từ đặc tính này, đặc tính thị tộc, đặc tính tông môn biến thành ý thức cộng đồng, ý thức tập thể. Đây là đặc tính thừ hai của người Nhật đó chính là tinh thần tập thể.

Trước tình thế mới, Phật giáo chuyển mình chủ trương hợp nhất , tự kiểm, hướng về đời sống hiện đại, đặt nặng lý tưởng nhân bản, chủ nghĩa duy lý, tự kiểm chứng, hướng về cư sĩ, thanh niên, phát triển cá tính.

Trong sinh hoạt mới, các tông phái Phật giáo truyền thống không mấy năng động , không mạnh dạn thay đổi cách thức sinh hoạt của tông phái mình, không nắm bắt được nhu cầu thời đại, không thỏa mãn được mong muốn của tín đồ trong xã hội vật chất. Các đoàn thể mới, ngược lại, không bị truyền thống gò bó, như Sáng Giá Học Hội (Soka Gakkai) phát triển rất nhanh. Năm 1951, các đoàn thể Phật giáo mới đứng ra thành lập  cơ quan liên lạc lấy tên là  Tân Nhật Bản Tôn Giáo Đoàn ThểLiên lạc Hội. Trước tình thế ấy năm 1954, Hội Toàn  Nhật Bản Phật giáo được thành lập làm cơ quan liên lạc cho các tông phái Phật giáo truyền thống. Từ năm 1960 trở đi, tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản được trả lương, giống như các mục sư Tin Lành và một phần nào giống  các Linh mục  Công Giáo. Năm 1961 xã hội Nhật Bản thay đổi lớn. nền công nghiệp phát triển, dân từ nông thôn để trở về thành thị, mật đô5  dân thành thị gia tăng. Mô hình gia đình truyền thống, đại gia đình tam vỡ, thay vào đó là mô hình hạt nhân. Do đó, tín ngưỡng cũng lấy đơn vị cá nhân làm trung tâm. Để có thể ứng phó hòan cảnh mới, các tông phái Phật giáo lập ra  các tổ chức vận động, như Hộ Pháp Vận Động của Nhật Liên Tông, tam Tông Phật Phụng tế Vận Động của tào  Động Tông, Hiệp chưởng Vận động của Cao Dã Sơn Chân Ngôn Tông…tất cả đều đi tìm  một đường hướng hoằng pháp mới, nhắm vào thanh thiếu niên.

Phật giáo phải đương đầu với nhiều vấn đề mới, hậu quả của  kỹ nghệ hóa, thành thị hóa. Nhiều ngôi chùa ở nông thôn đang gặp nguy cơ phải nhưng hoạt động vì các gia đình thành viên ngày càng tăng không đủ sức dung chứa, không đủ người hướng dẫn. Nhiều đền chùa phải  biến khoảng đất thiêng thành những cơ sở dịch vụ kinh doanh, thương mãi: làm bãi đậu xe, làm nhà cho thuê làm tiệm cho mướn, không gian thờ cúng chỉ còn lại một khoảng nhỏ.nói tóm lại bằng trăm phương ngàn kế, Phật giáo Nhật Bản cố gắng đi sát quần chúng, tìm hiểu quần chúng, đáp ứng nhu câu quần chúng, nhu cầu thời đại.

Càng đi sâu vào hạnh nguyện của các nhà hoằng truyền chánh pháp Nhật Bản, càng cảm sâu cái ưu tư, khắc khoải của họ đối với dân tộc và đạo pháp. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo chứng  minh và yểm trợ nỗ lực tín thành của họ. Nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Mùa xuân năm 2007

TRẦN QUANG THUẬN

 

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Phần I:

NHẬT BẢN THỜI TIỀN SỬ

Chương I: ĐỊA LÝ – CHỦNG TỘC – LỊCH SỬ - VĂN HÓA – TÍN NGƯỠNG

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phần II:

NHẬT BẢN THỜI CỔ ĐẠI

(THẾ KỶ 6 ĐẾN THẾ KỶ 12)

Chương 2: PHẬT GIÁO THỜI ASUKA (PHI ĐIỂU) THẾ KỶ 6 VÀ 7

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo dưới thời Asuka

Chương 3: PHẬT GIÁO THỜI NARA (NẠI LƯƠNG 710-792)- CHẾ ĐỘ QUÝ TỘC

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo-tín ngưỡng

Phật giáo dưới thời Nara (Nại Lương)

Chương 4: PHẬT GIÁO THỜI HEIAN (BÌNH AN 794-1185)

Bối cảnh chính trị, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo dưới thời bình an

Phần III:

NHẬT BẢN THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ 12 ĐẾN 16)

Chương 5: PHẬT GIÁO THỜI KAMAKURA

(KHIẾM THƯƠNG 1185-1333)

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo thời kamakura (1185-1333)

Chương 6: PHẬT GIÁO THỜI NAM BẮC TRIỀU (1333-1392) – THỜI THẤT ĐINH (MUROMACHI 1392-1490) VÀ THỜI CHIẾN QUỐC (SENGOLU 1490-1573).

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo thời Nam Bắc triều, Muromachi và thời Chiến Quốc

Chương 7: PHẬT GIÁO THỜI MOMOYAMA VÀ THỜI EDO THỜI QUỐC GIA TÁI THỐNG NHẤT THỜI PHONG KIẾN LẦN THỨ HAI

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo  dưới thời Momoyama và thời Edo

Phần IV:

NHẬT BẢN CẬN ĐẠI

(TỪ THỜI MINH TRỊ ĐẾN SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN)

Chương 8: PHẬT GIÁO THỜI MINH TRỊ ĐẾN SAU ĐẾN NHỊ THẾ CHIẾN

Bối cảnh lịch sử, văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo thời cận đại

Phần V:

NHẬT BẢN HiỆN ĐẠI

(SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN CHO ĐẾN NGÀY NAY)

Chương 9: PHẬT GIÁO NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI

Bối cảnh  lịch sử văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Phật giáo hiện đại

Chương 10: THAY LỜI KẾT

Văn minh Á Châu và Phật giáo

Nỗ lực hiện đại hóa Phật giáo

Nỗ lực hiện đại hóa Phật giáo

Đoàn thể tôn giáo mới ra đời

Phật giáo chính trị - hội Soka Gakkai

PHỤ LỤC

Phụ lục I : luật pháp nhân tôn giáo

Phụ lục II: niên đại quan trọng trong lịch sử Nhật Bản

Tài liệu nghiên cứu và trích dẫn

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh