Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Suối về Hoa Nghiêm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Suối về Hoa Nghiêm
  • Tác giả : Trần Quê Hương
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 132
  • Nhà xuất bản : Văn Nghệ
  • Năm xuất bản : 1993
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 1210000009859
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

SUỐI VỀ HOA NGHIÊM

TRẦN QUÊ HƯƠNG

NXB VĂN NGHỆ

LỜI GIỚI THIỆU

Những cái “bên lề” của lịch sử, của tôn giáo, của triết học…rất thưòng khi là những cái quan trọng mà ngưòi ta ít khi ngờ tới. Mà những cái quan trọng đó gần như luôn luôn đầy những tính hấp dẫn tình cảm, nói một cách nôm na là “dễ thương”.

HOA NGHIÊM là tên một bộ kinh quý báu. Và cũng thế, “Suối về Hoa Nghiêm” là một điều quý báu đối với những ai “đi vào với”  Suối Về Hoa Nghiêm”.

Đọc Suối Về Hoa Nghiêm, chúng ta tìm hiểu đựoc tiến trình của một thanh niên đi vào với Đạo – là Nhạc, là Thơ…- và để rồi sau khi “đi vào” với Đạo đã không mất trong Đạo; nói như thế là có ý muốn nói rằng đã không quên đi một cách hoàn toàn mọi chuyện đã trôi qua  trong giai đoạn gọi là Đời.

Mà thật ra, mà tại sao nói về giai đoạn Đạo nối tiếp sau giai đoạn Đời? Đạo và Đời là một, thật ra là một. Đó là cái vòng tròn mà không ai có thể làm một dấu chân trên đó để phân cách làm hai.

Mục Kiên Liên vẫn nghĩ đến người Mẹ của mình. Cái tâm thanh tịnh vẫn không hoàn toàn thanh tịnh đựoc vẫn để có thể nghĩ tới ngưòi Mẹ đau khổ, và sau đó là thực hiện được một sự để đời: - Gương Báo Hiếu.

Nhà thơ trần Quê Hưong qua Suối Về Hoa Nghiêm, đã nói lên bằng những vần thơ tuyệt tác, rạt rào tình cảm – và chân thành, nhất là chân thành - về cái ý nghĩa sâu nhiệm của việc khoác chiếc áo Đạo và Đời của mình.

Mẹ! Mẹ muôn đời, muôn thuở, mẹ là đời sống của chính đứa con. Đứa con đó là tác giả đã viết Suối Về Hoa Nghiêm để mà nói về một trăm, một ngàn  điều cần nói về cái nguồn cái suối, của tình thưong của đau khổ, của hạnh phcú, của sự rời bỏ nơi “quê hưong giả hợp” để ra đi – như noi gưong sự rời bỏ cung điện để ra đi  cả Thái Tử tất Đạt Đa ngày xưa vậy.

Con ngưòi đã rời bỏ “quê hưong” ra đi , khác lên mình chiếc áo khất sĩ, là một con ngưòi rạt rào tình cảm, đầy đạo hạnh, giàu hiếu thảo.

Ngưòi đó rất “nghệ sĩ”, “Nghệ sĩ” vô cùng, và có lẽ cũng vì thế mà ký ức không phai mờ chút nào đối với những kỹ niệm đầu đời.

Mẹ là cô gái truân chuyên

Hai mưoi tuổi ngọc vui miền hưong quê

Sáng đi buôn, chiều lại về

Ngày ngày hai lượt gót quê phận nghèo

Thế rồi “có một ngưòi theo” và, thế rồi cuộc tao ngộ đó tạo ra một gia đình.

Nhưng rồi, “nước nhà gặp thuở can qua”, ngưòi cha ra đi và bỏ mình, tiếp đến ngưòi mẹ cũng rời xa con để ra đi , một cuộc ra đi mãi mãi  làm ngưòi con  sau này là tu sĩ, là nhà thơ, trong tận cùng của khổ đau , đã tìm thấy lẽ vô thưòng của đời sống.

Suối Về Hoa Nghiêm gồm những phân khúc ngắn, bài nào cũng đầy tình tự, tình tự ruột thịt, tình tự quê hưong.

Và điều quan trọng nhất là Suối Về Hoa Nghiêm đã mở ra trước chúng ta  những ‘trang đoạn trưòng” mà lại đầy chất “trang nghiêm bình tĩnh” trước sự đoạn trưòng đó. Phải chăng , phải là con gnưòi đã tới được cái chổ “Sắc cũng là Không” của đời sống mới có thể tạo nên đuợc những bài thơ “Khổ mà vui” như thế.

Tác giả đã buồn về cái chết của Cha mẹ, về sự đau thương của đất nuớc, nhưng tác giả đã biết an nhiên bứoc “từng buớc Khất Sĩ”  trên trái đất bao la này, nhìn thẳng vào bản lai diện mục của khổ đế trần gian.

Saigon,

Mùa Phật Đản 2518

NGUYỄN HŨU BA

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

           I – Tình ca 25 năm

·        Ngày xưa duyên định

·        Sứ mệnh, tiễn đưa

·        Chí tiền thân một chiều nằm xuống

·        Bào thai  hai tháng

·        Mưòi năm con lớn

·        Ba năm nối tiếp

·        Đêm sao biển lặng

·        Ngủ trên quê hưong

·        Giác ngộ vô thưòng

·        Ngọ sử lên đưòng

·        Chân trời tha phưong

·        Tiếng vọng xưa

         II- Cây tùng, Phưọng hồng cỏ và biển khơi

·        Tha Phưong Khách

·        Đóa sen thiêng

·        Vài cảm nghĩ

·        Mục lục

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Hoa Thiền Chớm Nở Trong Mắt Ai
Mở lòng bàn tay để đan tay
Mở lòng bàn tay để đan tay
Đứng dậy và bước đi
Đứng dậy và bước đi
Đoản khúc sáu mươi
Đoản khúc sáu mươi
Trở lại thiên đường
Trở lại thiên đường
Tia nắng mùa xuân
Tia nắng mùa xuân
Đóa Sen Thiêng
Đóa Sen Thiêng

Tý
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Truyện Kiều Văn Xuôi dành cho Người Trẻ
Nhặt lá bồ đề
Nhặt lá bồ đề
Giửa thuở chuyển mùa
Giửa thuở chuyển mùa
Đệ tử quy
Đệ tử quy