Tìm Sách

Tri thức Phương Tây >> Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
  • Tác giả : Vũ Cao Đàm
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 208
  • Nhà xuất bản : NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Tri thức Phương Tây
  • MCB : 12010000010060
  • OPAC : 10060
  • Tóm tắt :

  PHƯƠNG PHÁP LUẬN  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VŨ CAO ĐÀM – NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

                                   Mục lục

                                                                                                         

Lời nhà xuất bản

Lời nói đầu

Phần 1 . Đại cương về nghiên cứu khoa học

 I .  Khái niệm : “nghiên cứu khoa học”

II .  Phân loại nghiên cứu khoa học

III.  Sản phẩm của nghiên cứu khoa học

Bài tập

Phần 2 . Lý thuyết khoa học

I .   Khái niệm “lý thuyết hoa học”

II.   Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học

III.  Sự phát triển của lý thuyết khao học

Bài tập

Phần 3 . Lưa chọn và đặt tên đề tài

I .  Khái niệm “đề tài”

II . Lựa chọn đề tài

III . Đối tượng khách thế và phạm vi nghiên cứu

IV. Đặt tên đề tài

Bài tập

Phần 4 . Xây dựng luận điểm khoa học

I .  Khái niệm

II . Vấn đề khoa học

III. Giả thiết khoa học

Bài tập

Phần 5 . Chứng minh luận điểm khoa học

I .   Đại cương về chứng minh luận điểm khoa học

II .  Chọn mẫu khảo sát

III.   Đặt giả thiết nghiên cứu

IV.  Chọn cách tiếp cận

V .   Phương pháp nghiên cứu tài liệu

VI.   Phương pháp phi thực nghiệm

VII.  Phương pháp thực nghiệm

VIII. Phương pháp trắc nghiệm

IX .  Phương pháp xử lý thông tin

X .   Kiểm chứng giả thiết khoa học

Bài tập

Phần 6 . Trình bày luận điểm khoa học

I .    Bài báo khoa học

II.    Thông báo và tổng luận khoa học

III.   Công trình khoa học

IV .   Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

V.     Luận văn khoa học

VI .   Thuyết trình khoa học

VII.  Cách thức trình bày một chứng minh khoa học

VIII . Ngôn ngữ khoa học

IX     Trích dẫn khoa học

X .    Chỉ dẫn đề mục và chỉ dẫn tác giả

Bài tập

Phần 7 . Tổ chức thực hiện đề tài

I  .  Dẫn nhập

II .  Các bước thực hiện đề bài

III.  Đánh giá nghiên cứu khoa học

IV.  Bảo hộ pháp lý cho các công trình khoa học

Bài tập tổng kết

Tài liệu tham khảo

Phụ lục : Biễu mẫu lập kế hoạch nghiên cứu khoa học

 

                                 LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng.

Hệ thống giáo dục từ chương, thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm” thách thức đối đáp thông thạo trước những câu đối chứa đựng các điển tích và những luật chơi chữ hóc búa; chuẩn mực người tài là người “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đang dần bị thay thế bởi những năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của hoàn cảnh.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên, nhà tương lai học Thierry Gaudin đã đưa ra thông điệp khẩn thiết: “ Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu !”. Riêng đối với những gì liên quan đến công nghệ, Gaudin cho rằng từ cuối thế kỷ 20, một nửa kiến thức công nghệ bị lỗi thời trong vòng 5 năm. Đó là lý do vì sao. Gaudin có khuyến nghị rằng mỗi người lao động trong thế giới đương đại cần phải học cách thường xuyên đặt lại vấn đề vốn hiểu biết ban đầu của mình.

Cách ở đây được hiểu là những kiến thức về phương pháp. Theo Gaudin, chúng ta không thể bằng lòng với vốn kiến thức quá hẹp thu nhận được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường. mà phải học suốt đời, phải có đủ vốn kiến thức về phương pháp để tự mình học tập suốt đời.

Kiến thức về phương pháp có thể được tích lũy từ trong kinh nghiệm sống hoặc từ quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể. Từ đó bản thân phương pháp cũng dần hình thành một hệ thống lý thuyết của riêng mình.

Khoa học về phương pháp ra đời từ rất sớm. Nếu như ban đầu những nghiên cứu về phương pháp xuất hiện như một bộ phận nghiên cứu “triết lý về phương pháp”trong triết học thì đến thời Phục hưng, các nghiên cứu về phương pháp đã tách khỏi triết học và trở nên những phương hướng nghiên cứu độc lập. Khái niệm phương pháp luận ( ethodology ) xuất hiện và được hiểu là một phương hướng khoa học thực nghiệm . hoặc nói như Gaude trong tập chuyên khảo “Phương pháp luận trên đường tiến tới một khoa học hành động”, là một bộ môn khoa học tích hợp, lấy đới tượng nghiên cứu là các phương pháp . Trong những giai đoạn tiếp sau, khoa học về phương pháp ngày càng phát triển cùng với sự phát triển cùng với sự phát triển các khoa học đóng vai trò nền tảng cho sự hình thàn các hướng nghiên cứu về phương pháp: bên cạnh những bộ môn khoa học xuất hiện từ rất sớm, như logic học, đã xuất hiện hàng loạt những thành tựu quan trọng làm phong phú thêm kho tàng trí thức về phương pháp luận như toán học, lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết trò chơi, lý thuyết thuận toán v.v.. Các hướng nghiên cứu này đã thâm nhập ngày càng sâu sắc vào mọi lĩnh vực nghiên cứu, làm phong phú thêm kho tàng phương pháp luận hoa học. Lịch sử khoa học vẫn còn ghi nhớ  nếu như ở một nơi nào đó trên thế giới, có lúc toán kinh tế là một đối tượng bị giới học phiệt đả kích mãnh liệt, thì ngày nay, toán học đã cùng với hàng loạt bộ môn khoa học rất xa lạ với toán học đã dần họp nhất thành những bộ môn khoa học độc đáo như logic - toán, thống kê - toán, thậm chi ngôn ngữ - toán, v.v..

Tại những buổi thuyết trình về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các bạn đồng nghiệp thường nêu những câu hỏi trái ngược nhau:

·                                 Một số bạn làm khoa học xã hội thường hỏi : “Hình như bài giảng này có nội dung chủ yếu dành cho các nhà khoa học tự nhiên ?”

·                                 Một số bạn làm khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật, ngược lại, lại hỏi “Hình như bài giảng này dành cho các ngành khoa học xã hội ?”

Là người tốt nghiệp một trường đại học kỹ thuật và bảo vệ luận văn sau đại học về tối ưu hóa một giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong quản lý xí nghiệp, tôi xin mạnh dạn trả lời rằng, những tổng kết về phương pháp nghiên cứu khoa học được trình bày trong cuốn sách này là những điều được chắt lọc từ cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật va một số lĩnh vực khoa học có liên quan .

Khi tôi mới ra trường, bắt đầu nghiên cứu khoa học, tôi mới nhận ra rằng mình  rất thiếu kiến thức về phương pháp. Khi đó tôi nghĩ rằng phương pháp phải được tích lũy từ trong kinh nghiệm thực tế , kể cả phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tôi đi tìm một số sách hướng dẫn nghiên cứu khoa học, thì hầu như tô chỉ tiếp xúc được trong sách “trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu”. Hồi đó tôi nghĩ rằng không thể có những sách viết về lý thuyết nghiên cứu khoa học. Vào những năm 1980, tôi bắt gặp một cuốn sách dịch sang tiếng Việt. Đó là cuốn “ Phương pháp nghiên cứu khoa học” của Ruzavin ( Liên Xô cũ ) do Nguyễn Như Thịnh dịch. Cuốn sách rất hay xét theo giác độ là một công trình nghiên cứu triết học về khoa học.Tuy nhiên, đến một phần quan trọng là: “ Lý thuyết khoa học” thì Nhà xuất bản chỉ tóm tắt hơn một trang với vài lời cáo lỗi vì “không còn giấy” để in tiếp. Có lẽ đây là điều đáng ghi nhận như một chi tiết rất thú vị của ngành xuất bản nước ta trong những năm khó khăn sau chiến tranh .

Tiếp sau đó, tôi được tiếp nhận khá nhiều bài giảng, bài viết, bản thảo của các tác giả trong và ngoài nước viết về kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học , trong đó phải kể đến các tác giả trong nước, như Tôn Thất Tùng, Lê Thế Trung, Lê Thạc Cán, Lê Tử Thành. Có thể nói, đây là những tài liệu có giá trị gợi ý rất quan trọng của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học rất khác nhau, thúc đẩy tôi nghiên cứu sâu sắc thêm và viết bài giảng về những cơ sở lý thuyết và kỹ năng nghiên cứu khoa học.

Qua các tác giả này, tôi rút ra kết luận rằng, phương pháp nghiên cứu khoa học, dù trong các khoa học rất khác nhau đều có một bản chất chung.

1 - Đó là tìm kiếm những điều chưa biết. Mỗi điều chưa biết trong khoa học gợi ý cho người nghiên cứu một sự kiện khoa học. Sự kiện khoa học xuất hiện khắp nơi, bất kể trong toán học, trong tự nhiên, trong kỹ thuật, trong sản xuất, trong kinh tế, trong xã hội, trong tư duy.

2 – Mỗi sự kiện khoa học đặt trước người nghiên cứu những câu hỏi phải giải đáp, gọi đó là vấn đề khoa học. Chẳng hạn, dùng phương pháp nào để chứng minh định lý Ferma? Tại sao Trái đất quay quanh Mặt trời ? Dùng nguyên lý nào để tạo ra những thiết bị điện an toàn nổ trong hầm mỏ ?Làm cách nào để chống lạm phát ? Làm thế nào để xóa bỏ bất bình đẳng giới ? Làm thế nào để nâng cao năng lực tự học của sinh viên ?

3 – Trước mội câu hỏi, tức vấn đề khoa học, mỗi người nghiên cứu đưa ra một câu trả lời sơ bộ, tức giả thuyết khoa học. Mỗi người đưa ra một giả thuyết khác nhau , thậm chí trái ngược nhau. Mỗi giả thuyết đại biểu cho một luận điểm khoa học. Tiếp đó , mỗi người phải tìm cách chứng minh giả thuyết , tức luận điểm khoa học của mình. Kết quả chứng minh sẽ làm sáng tỏ, một giả thuyết là đúng , một số giả thuyết khác là sai .

4 – Để chứng minh giả thuyết, người nghiên cứu bắt buộc phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phân loại phương pháp trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể phân chúng thành một số nhóm: nghiên cứu thuần túy lý thuyết quan sát , thực nghiệm, trắc nghiệm, thử nghiệm, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp bằng các câu hỏi ghi trên các phiếu điều tra v.v..

Nghiên cứu các hiện tượng vật lý trong vật lý học rất giống với nghiên cứu các sự kiện xã hội trong xã hội học. Các nghiên cứu này đều cần quan sát và có thể tiến hành các thực nghiệm ( thí nghiệm vật lý và thực nghiệm xã hội ) .

Nghiên cứu các sự kiện lịch sử học rất giống với nghiên cứu các hiện tượng thiên văn trong thiên văn học ở chỗ, chúng chỉ có thể thực hiện nhờ quan sát, không thể làm các thực nghiệm (Ai mà thí nghiệm lịch sử bao giờ !).

Sẽ là không khoa học khi quá nhấn mạnh sự khác nhau trong phương pháp luận nghiên cứu của các khoa học khác  nhau. Việc làm này chỉ có thể dẫn tới tinh thần bảo thủ, không chịu tiếp thu những thành tựu lý thuyết và kinh nghiệm về phương pháp được tích lũy từ các khoa học khác nhau . Quan sát thực tế của bản thân tôi cho thấy , một vài nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội có thái độ kỳ thị các phương pháp của khoa học tự nhiên; ngược lại, một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khao học tự nhiên và kỹ thuật thì xem logic học là khoa học xã hội và không biết vận dụng logic học trong nghiên cứu của mình.

Chúng tôi cho rằng có khác nhau chăng là sự khác biệt, thậm chí rất mạnh , trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết của các lĩnh vực khoa học khác nhau. Toán học thì xây dựng các định lý ở tầm khái quát vượt lên trên những sự vật tồn tại trong tự nhiên và xã hội; vật lý học thì tìm kiếm các định luật của tự nhiên, công nghệ học thì tìm kiếm các nguyên lý kỹ thuật, còn khoa học xã hội thì tìm kiếm quy luật của các quá trình xã hội. Trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các nhà nghiên cứu có xu hướng sử dụng mô tả toán học; còn trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu xã hội và ngay trong một số nghiên cứu tự nhiên, người ta rất khó có thể sử dụng các mô tả toán học, mà phải mô tả bằng suy luận logic.

Tuy nhiên , ngày nay, với sự xuất hiện công nghệ thông tin và phát triển các năng lực xử lý thông tin trên máy vi tính, người ta cũng tìm cách giải các bài toán xã hội trên máy vi tính, ví dụ xử lý kết quả điều tra dư luận xã hội , kể cả xử lý định lượng và xử lý định tính; dự báo tội phạm trong nghiên cứu tội phạm học; v.v…Điều này làm cho phương pháp nghiên cứu trong các khoa học nhích lại gần nhau .

Tập bản thảo Phương pháp luận nghiên cứu khoa học lần đầu tiên của tác giả được lưu hành trong các lớp cao học về khoa học luận ( Theory of Science ) và phương pháp luận nghiên cứu khoa học từ đầu những năm 1990, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa Phương pháp luận nghiên cứu khoa học thành một bài giảng bắt buộc đối với bậc đào tạo sau đại học . Sau một số lần hoàn thiện, cuốn sách Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã được xuất bản lần thứ nhất năm 1996 tải Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật . Sau chín lần xuất bản , cuốn sách đã nhận được sự cổ vũ , khích lệ và ý kiến phê bình của các bạn đồng nghiệp , các bạn sinh viên và các bạn đang chuẩn bị luận văn sau đại học. Đó là lý do dẫn đến những nội dung được chỉnh lý và bổ sung trong dịp xuất bản lần này .

Qua các lần tái bản , ý tưởng và cơ cấu của cuốn sách đã có một số điều chỉnh khá căn bản :

1 - Trong lần xuất bản đầu tiên , cuốn sách hướng chủ đề vào việc làm rõ các phạm trù cơ bản, riêng biệt của nghiên cứu khoa học , chẳng hạn , thế nào là sự kiện khoa học ; vấn đề và giả thuyết khoa học v.v..Tuy mỗi phạm trù được trình bày một cách đầy đủ , nhưng mối liên hệ logic giữa chúng được diễn giải một cách chặt chẽ .

2 - Từ lần xuất bản thứ tư đến lần xuất bản thứ chín, cấu trúc logic của một công trình nghiên cứu khoa học  được trình bày như cốt lõi của phương pháp luận ; trình tự logic của nghiên cứu khoa học cũng được trình bày trên một nền cấu trúc logic với ý tưởng khoa học, là tiền đề cho sự hình thành  giả thuyết khoa học. Bên cạnh sự điều chỉnh của nội dung lý thuyết , từ lần xuất bản thứ tư , tác giả dành nhiều cố gằng để trình bày những hướng dẫn cụ thể, thực tế cho các bạn đồng nghiệp mới bước vào nghề nghiên cứu .

3 – Trong lần tái bản này, hoạt động nghiên cứu khoa học được trình bày theo hướng tiếp cận hoàn toàn khác: “ Luận điểm khoa học” được xem là tư tưởng xuyên suốt của quá trình nghiên cứu khoa học. Theo cách tiếp cận này , cuốn sách trình bày bản chất công việc nghiên cứu khoa học là một quá trình tìm kiếm để hình thành luận điểm khoa học và chứng minh luận điểm khoa học.

Xét về tư tưởng khoa học cuốn sách đã đi từ tiếp cận giải thích ( giải thích từng phạm trù riêng biệt của nghiên cứu khoa học ) sang tiếp cận phương tiện ( bản chất logic của nghiên cứu khoa học ) đến  tiếp cận mục tiêu (hình thành và chứng minh luận điểm khoa học ) . Đây là một bước tiến bộ trên đường hình thành những cơ sở lý thuyết của lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, cách tiếp cận “Luận điểm khoa học” có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với cách tiếp cận “Cấu trúc logic”. Hướng tiếp cận này làm cho người học tiếp nhận các cơ sở lý thuyết của phương pháp nghiên cứu khoa học một cách hào hứng hơn nhiều .

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ tâm huyết cho sự  phát triển các hướng nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu khoa học  Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với PGS. Tô Đăng Hải , Giám đốc Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , nguyên Giám đốc Nguyễn Mạnh Tuân và biên tập viên Vũ Thị Minh Luận đã dành nhiều nhiệt tâm chuẩn bị cho lần tái bản này .

Mặc dù đã có những chõ sửa đổi và chỉnh lý, nhưng cuốn sách vẫn có thể phạm nhiều sai lỗi. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi ý kiến đóng góp của các  bạn đồng nghiệp .

                                                   Hà Nội, tháng 5 năm 2006

                                                                 Tác giả

Các sách khác thuộc Tri thức Phương Tây

Đại cương văn học Đức
Đại cương văn học Đức
Lịch Sử Triết Học Phương Tây II
Lịch Sử Triết Học Phương Tây II
Lịch Sử Triết Học Phương Tây I
Lịch Sử Triết Học Phương Tây I
Triết học Hiện Sinh
Triết học Hiện Sinh
Triết Học KANT
Triết Học KANT
Triết học Descartes
Triết học Descartes
Câu chuyện Triết Học
Câu chuyện Triết Học
Socrate
Socrate
Tâm thần học
Tâm thần học
Đắc nhân tâm - bí quyết để thành công
Đắc nhân tâm - bí quyết để thành công
Nhập môn Xã Hội Học
Nhập môn Xã Hội Học
Martin Heidegger tư tưởng hiện đại
Martin Heidegger tư tưởng hiện đại