Tìm Sách

Luận Tạng >> Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 1
  • Tác giả : Arnurudha
  • Dịch giả : HT. Thích Minh Châu
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 279
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Luận Tạng
  • MCB : 12010000011448
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN (TẬP I)

Tâm Lý học đạo Phật

Dịch giả: HT. Thích Minh Châu

LỜI NÓI ĐẦU

 

Văn học Abhidhamma có thể xem là môn Tâm Lý Học của Phật giáo, vì bốn vấn đề được đem ra giải thích cặn kẽ hoàn toàn thuộc về con người và đặc biệt là phần tâm thức. Bốn pháp được đề cập là Citta (Tâm), Cetasika (Tâm sở), Rupa (Sắc) và Nibbana (Niết-bàn). Tâm, Tâm sở, Niết-bàn dĩ nhiên thuộc về tâm thức, nhưng Sắc pháp ở đây nói nhiều về thân thể con người và sự liên lạc giữa thân thể ấy với tâm thức. Đạo Phật không bao giờ tách rời Tâm và Sắc vì cả hai đều tương quan liên đới. Chia chẻ theo hai pháp thời Nama (danh) thuộc về Tâm pháp và Rupa (Sắc) thuộc về Sắc pháp. Nói đến 5 Uẩn thời Rupakkhandha (Sắc uẩn) thuộc về Sắc pháp, còn 4 Uẩn còn lại thuộc về Tâm pháp v.v…

Điểm nổi bậc nhất trong môn học Abhidhamma là sự phân tích rất tinh tế và tỉ mỉ các tâm và tâm sở, và theo Pali Abhidhamma, có đến 89 hay 121 tâm (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika). Đúng với truyền thống “phân tích tông” (Vibhajavada, một tên khác của Thượng Tọa Bộ), Pali Abhidhamma, chia chẻ các loại tâm thành Dục giới tâm, Sắc giới tâm, Vô sắc giới tâm, Siêu thế tâm (theo cảnh giới), hoặc thành Bất thiện tâm, Vô nhân tâm, Tịnh quang tâm (theo khả năng hướng thiện hay không hướng thiện), hoặc theo Thiện tâm, Dị thục tâm, Duy tác tâm (theo khả năng tái sanh một đời sau hay không), hoặc theo Hữu nhân, Vô nhân tâm (nếu đứng về phương diện căn nhân chi phối các tâm ấy) v.v… Phần tâm sở lại tế nhị hơn, và chúng ta được biết khi nhãn thức khởi lên thời ít nhất có 7 Biến hành tâm sở cùng khởi một lần, tức là xúc, thọ, tưởng, tư, mạng căn, nhất tâm và tác ý. Còn tế nhị hơn là những bảng thống kê tỉ mỉ tìm tòi số lượng các tâm sở hiện hành trong một tâm và những tâm sở nào được tìm thấy trong những loại tâm nào. Chúng ta không ngờ hỷ tâm sở có mặt trong 51 tâm, xả tâm sở khởi lên trong 70 tâm, và một tâm giản dị như tiếu sanh tâm cũng có đến 12 tâm sở cùng khởi lên một lần (xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, tác ý, mạng căn, tầm, tứ, hỷ, tinh tấn, thắng giải). Một sự cống hiến đặc biệt của Pali Abhidhamma cho môn Tâm lý học là sự giải thích về Cittavithi hay lộ trình của tâm. Một khi có một sự kích thích ở ngoài ngang qua 5 căn thời cả một số tâm tiếp diễn liên tục, khởi lên, diệt xuống lâu cho đến 16 tâm sát-na.

1.      Bhavangacalana: Hữu phần chuyển động.

2.      Bhavangupaccheda: Hữu phần dừng nghỉ.

3.      Pancadvaravajjana: Ngũ môn hướng tâm.

4.      Cakkhuvinnana: (nhãn thức hay một trong 4 thức khác)

5.      Sampaticchana: Tiếp thọ tâm.

6.      Santirana: Suy đạt tâm.

7.      Votthapana: Xác định tâm.

8-14 Javana: Tốc hành tâm.

15-16 Tadalambana: Đồng sở duyên tâm.

Tập “Thắng Pháp Tập Yếu” bằng tiếng Việt này là sự cố gắng để phụng sự Phật học nước nhà nói chung và Ban Tu Thư Viện Đại học Vạn Hạnh nói riêng. Chúng tôi cũng có hy vọng tập này sẽ mở đầu cho một sự so sánh giữa tập Pali Abhidhamma và Tạng Sanskrit và tập Sanskrit Abhi-dhammatthasangaha và tập Sanskrit Abhidharmakosa, một sự so sánh rất hào hứng, đầy những khám phá mới lạ và thích thú.

Tỳ-kheo Thích Minh Châu

 

 

MỤC LỤC

I. Lời nói đầu

II. Chương một:Tâm vương (Citta)

III. Chương hai:

PHẦN MỘT: Các loại tâm sở (Cetasika)

PHẦN HAI: Những tâm sở nào đã hiện hành trong những tâm nào

PHẦN BA: Loại tâm nào có những loại tâm sở nào và bao nhiêu tâm sở

IV. Chương ba:Pakinnaka: Linh tinh

V. Chương bốn:Lộ trình của tâm: Cittavith

VI. Chương năm:Ra ngoài loại trình.

VII. PHỤ LỤC

Các sách khác thuộc Luận Tạng

Tạng Diệu Pháp - Bộ Vị Trí
Tạng Diệu Pháp - Bộ Vị Trí
Thắng Pháp Tập Yếu Luận hậu sớ giải
Thắng Pháp Tập Yếu Luận hậu sớ giải
Luận Đại Trí Độ
Luận Đại Trí Độ
Luận Thành Thật
Luận Thành Thật
Tạng Diệu Pháp - Bộ Pháp Tụ
Tạng Diệu Pháp - Bộ Pháp Tụ
Trung Luận
Trung Luận