Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Giáo trình Pali (trọn bộ)


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Giáo trình Pali (trọn bộ)
  • Tác giả : A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera
  • Dịch giả : HT. Thích Minh Châu
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 501
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 12010000011458
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO TRÌNH PALI

(Trọn bộ)

Nguyên tác: The New Pali Course

Tác Giả: Pof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera

Dịch Giả: Trưởng lão giáo thọ Thích Minh Châu

 

LỜI DỊCH GIẢ

 

            Viện Đại Học Vạn Hạnh bắt đầu dạy Pali và Tam Tạng Pali vào năm 1964 và sự khó khăn gặp phải là thiếu sách dạy tiếng Pali bằng tiếng Việt. Tuy ban Tu Thư đã xuất bản quyển Trường Bộ Kinh và Thắng Pháp Tập Yếu Luận để giúp cho sinh viên đọc sách tiếng Pali, nhưng vẫn thiếu sách căn bản dạy tiếng Pali. Do vậy, chúng tôi cho ra tập sách này để bổ cứu khuyết điểm ấy.

            Có hai phương pháp dạy tiếng Pali. Một là theo truyền thống cũ, “đệ tử ngồi dưới chân thầy” để thầy truyền tâm ấn, đệ tử cần học thuộc lòng nhiều, phải ở hầu hạ thầy ít nhất là hơn 10 năm và thầy dạy có nhiều lắm cũng được 8, 10 đệ tử. Đời sống hiện tại không cho phép chúng ta theo phương pháp ấy. Phương pháp thứ hai là áp dụng kỹ thuật dạy ngôn ngữ hiện đại cho sinh viên học tiếng Pali, phương pháp này đòi hỏi sinh viên nắm ngay then chốt văn phạm Pali, học hỏi một số ngữ vựng Pali cần thiết rồi ứng dụng ngay những điều đã học vào các bài tập dịch, từ tiếng Pali ra tiếng Việt và tiếng Việt ra tiếng Pali. Ngoài ra, sinh viên được bổ túc bằng những bài tập đọc trích từ những bộ sách Pali đã được soạn thảo. Nhờ vậy sinh viên phải tích cực tìm hiểu cơ cấu văn phạm, nhớ kỹ những ngữ vựng cần thiết và đọc được ngay trong bản chánh Pali.

            Chúng tôi cho dịch và cho dạy tập sách của Ngài Buddhadata người Tích lan là vì vậy. Tập một giúp cho sinh viên biết được những cơ cấu căn bản của văn phạm Pali, tập hai giúp cho sinh viên đi sâu vào những nét tế nhị sâu sắc của văn phạm và văn học Pali, và xong cuốn hai cũng tức là năm thứ hai, sinh viên đã có thể đọc và thưởng thức các tác phẩm Pali rồi. Đáng lẽ, chúng tôi phải tự mình soạn một sách dạy Pali riêng cho sinh viên Việt Nam nhưng tiếc vì thì giờ quá eo hẹp nên bắt buộc phải dịch quyển sách ở Tích Lan để dạy cho sinh viên Việt Nam. Vả lại, giáo sư biết dạy cho linh động thì sách nào cũng là sách quý cả.

            Tôi xin cám ơn Sư Thanh đã giúp tôi làm Ngữ Vựng của tập sách này, một sự giúp sức rất cần thiết đối với công việc bề bộn của chúng tôi trong lúc này. Chúng tôi chỉ mong tập sách này sẽ mở rộng kho tàng của Ba tạng Pali cho sinh viên học giả và Phật tử Việt Nam.

Thích Minh Châu

Viện Trưởng và Giáo Sư Pali

Viện Đại Học Vạn Hạnh

 

MỤC LỤC

DANH MỤC BÀI TẬP

            Tập 1

            Tập 2

            Tập 3

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI DỊCH GIẢ

LỜI TỰA

Tập 1

MẪU TỰ

CÁC TỰ LOẠI

TÁNH, SỐ, VÀ THỂ CÁCH

BIẾN CÁCH CÁC DANH TỪ

CÁCH CHIA CÁC ĐỘNG TỪ PALI

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ

    ĐỆ THẤT ĐỘNG TỪ

CHIA ĐỘNG TỪ QUÁ KHỨ

NHÂN XƯNG ĐẠI DANH TỪ

CHIA ĐỘNG TỪ VỊ LAI

BIẾN THỂ CỦA DANH TỪ NỮ TÁNH

MỆNH LỆNH CÁCH

KHẢ NĂNG CÁCH

BẤT BIẾN QUÁ KHỨ PHÂN TỪ

TRUNG TÁNH

VỊ BIẾN CÁCH (nguyên mẫu)

PHÂN LOẠI CÁC DANH TỪ

TÍNH TỪ (THUỘC VỀ ĐẠI DANH TỪ)

PHÂN TỪ HAY TÍNH TỪ THỤ ĐỘNG

QUÁ KHỨ PHÂN TỪ

     to dùng với nghĩa xuất xứ cách

TÍNH TỪ

SỐ ĐẾM

    Biến cách của số đếm

TRẠNG TỪ

CÚ PHÁP

THỨ TỰ CỦA CÂU

HÒA HỢP

KHOÁNG TRƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH CÂU

THỤ ĐỘNG THỂ

QUÁ KHỨ PHÂN TỪ

CÁC ĐỘNG TỪ SAI BẢO

    CHỮ VIẾT TẮT

    NGỮ VỮNG PALI – VIỆT

    NGỮ VỮNG VIỆT – PALI

 

Tập 2

KHẢO SÁT THÊM VỀ NHỮNG MẪU TỰ

LUẬT HỢP ÂM (SANDHI)

I - LUẬT HỢP ÂM NGUYÊN ÂM (SARASANDHI)

II. HỢP ÂM PHỤ ÂM (Byanjanasandhi)

III. HỢP ÂM VỚI M (NIGGAHITA - SANDHI)

HỢP ÂM HỖN HỢP (MISSAKASANDHI)

     DANH TỪ HỢP THẾ (SAMASA)

            HỢP THẾ TĨNH TỪ (KAMMADHARAYA)

            HỢP THỂ ĐỊNH SỐ

            HỢP THỂ DANH TỪ TƯƠNG THUỘC (TAPPURISA - SAMASA)

            HỢP THỂ HỘI TỤ (DVANDASAMASA)

            HỢP THỂ TRẠNG TỪ (AVYAYIBHAVA - SAMASA)

            HỢP THỂ LIÊN TỪ ((BAHUBBIHI)

            HỢP THỂ PHỨC TÁNH

     ĐỘNG TỪ

            CÁC CÁCH, THÌ CỦA ĐỘNG TỪ

            TIẾP ĐẦU NGỮ CỦA ĐỘNG TỪ

            THỤ ĐỘNG THỂ

            TIỀN TRÍ TỪ CHỈ SỰ SAI BẢO

     CÚ PHÁP PALI

            VỊ TRÍ CỦA NHỮNG TIẾNG TRONG MỘT CÂU

            SỰ HÒA HỢP

      ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ (TADDHITA)

            I- LOẠI THỨ NHẤT LẠI ĐƯỢC CHIA THÀNH:

II. LOẠI THỨ HAI: CHUYỂN HÓA NGỮ DANH ĐỘNG TỪ (BHAVATADDHI)

III. BẤT BIẾN CHUYỂN HÓA NGỮ VÀ TRẠNG TỪ CHUYỂN HÓA NGỮ

(AVYAYATADDHITA)

 ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ HAY KITAKA

TIẾP VỊ NGỮ KITA - HIỆN TẠI PHÂN TỪ

NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ KHÔNG PHẢI PHÂN TỪ

NHỮNG ĐỆ NHẤT CHUYỂN HÓA NGỮ BẤT BIẾN

NGỮ VỰNG

CHỮ VIẾT TẮT

NGỮ VỰNG PALI – VIỆT

NGỮ VỰNG VIỆT – PALI

Tập 3

CHƯƠNG I: VỀ NHỮNG BIẾN CÁCH VÀ CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ

NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT CỦA VÀI DANH TỪ VÀ TĨNH TỪ

MỘT VÀI DANH TỪ NỮ TÁNH ĐẶC BIỆT

BIẾN CÁCH CỦA DANH TỪ TRUNG TÍNH

MỘT VÀI TĨNH TỪ VÀ ĐẠI DANH TỪ ĐẶC BIỆT

BIẾN CÁCH DANH TỪ NGHI VẤN

NHỮNG CON SỐ BÀN THÊM CHI TIẾT VỀ NHỮNG CON SỐ HÌNH THỨC VỊ LAI, NGHĨA QUÁ KHỨ CỦA ĐỘNG TỪ

NHỮNG TIẾNG THAY THẾ ĐẠI DANH TỪ TỰ QUY

MỘT VÀI TIẾNG ĐÒI HỎI SỞ DỤNG CÁCH

CHƯƠNG II: ĐỘNG TỪ CÓ GỐC LÀ DANH TỪ

Động từ diễn tả thành âm

Động từ chỉ ước muốn

Tiếp vĩ ngữ “Sa”

Tiếp vĩ ngữ “cha” (= t + sa = ccha)

Tiếp vĩ ngữ “kha” (j + sa = kha)

CHƯƠNG III: THỤ ĐỘNG THỂ

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÂU

KHOÁNG TRƯƠNG

THUẬT TỪ VÀ KHOÁNG TRƯƠNG

TRẠNG TỪ

ĐỊNH NGHĨA MỆNH ĐỀ

NHỮNG MỆNH ĐỀ TRẠNG TỪ KHÁC NHAU

CHƯƠNG V: CÚ PHÁP CỦA DANH TỪ

CHỦ CÁCH

ĐỐI CÁCH

SỞ DỤNG CÁCH

CHỈ ĐỊNH CÁCH

XUẤT XỨ CÁCH

SỞ THUỘC CÁCH

ĐỊNH SỞ CÁCH

MỘT SỐ BIẾN CÁCH ĐÔI KHI ĐƯỢC DÙNG ĐỂ DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA CỦA BIẾN CÁCH KHÁC

CHƯƠNG VI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÚT NGẮN MỘT CÂU

CHƯƠNG VII: ĐỊNH NGHĨA NHỮNG BẤT BIẾN TỪ

CHƯƠNG VIII: MỘT VÀI THÀNH NGỮ VÀ ĐOẠN VĂN KHÓ

NGỮ VỰNG PALI VIỆT

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Lỗi từ vựng và cách khắc phục
Lỗi từ vựng và cách khắc phục
Thông Tin Học
Thông Tin Học
Tiếng Việt thực hành
Tiếng Việt thực hành
Tiếng Việt Văn Việt Người Việt
Tiếng Việt Văn Việt Người Việt