Tìm Sách

PG. Việt Nam >> Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chân dung Con Người trong Thơ Thiền Lý- Trần
  • Tác giả : Quảng Thảo
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 106
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : PG. Việt Nam
  • MCB : 1201000007601
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHÂN DUNG CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN LÝ- TRẦN

QUẢNG THẢO (106 trang)

NXB TÔN GIÁO

LỜI TỰA

Chân lý tôn giáo là cái phải được sống, được thực hiện chứ không thể chỉ được học hỏi, tìm tòi, đơn thuần qua sách vở hay tư duy khái niệm. Vì chân lý ấy không tồn tại ngay trước mắt mọi người. Chân lý ấy sẽ bộc lộ cho những người nào biết sống với, sống cùng và thực hiện nó. Phật giáo thời Lý - Trần là một tôn giáo như vậy. Các Phật tử thời này, dù Tăng hay tục, đều thực nghiệm những chân lý ấy trong cuộc sống và bằng chính sự nghiệp của mình.

Đạo Phật lấy con người làm đối tượng để phục vụ và đặt sự tồn tại của mình trong mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại của xã hội loài người.Đạo Phật là tôn giáo  của niềm tin, nhưng không phải niềm tin của Thượng đế mà là niềm tin của con người. Ở lý trí con người biết phán xét, ở trái tim con người biết yêu thương, và ở ý chí con người biết vưon tới cái đẹp. Thơ Thiền Lý Trần đã thể hiện trọn vẹn những tư tưởng ấy.

Mục đích của tác giả khi viết tập văn này không ngoài định hướng. Một lần nữa khẳng định những đóng góp tích cực của Phật giáo cho nhân sinh và xã hội. Qua đó, đề cao vai trò quyết định của tư tưởng Thuần tông Phật giáo Việt Nam trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thời Lý Trần. Và trên hết, trình bày về một triết lý sống tích cực. Triết lý sống đó đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng một xã hội tràn đầy tính người và tình người. Triết lý sống đó làm sáng lên hình ảnh những con người mà hậu nhân chúng ta vẫn ngưỡng mộ, đó là chân dung:

·        Con người với Phật tính thường hữu trong tâm

·        Con người vô ngã

·        Con người sống trọn vẹn với tính thần

                         “Đời - Đạo không hai”

Vì đây là tác phẩm đầu tiên, nên tác giả rất mong nhận được sự chỉ giáo từ các bậc cao minh tiền bối, cũng như sự góp ý quý giá của chư vị độc giả xa gần.

                                 Mùa xuân năm 2007

                                         Quảng Thảo

 

MỤC LỤC

Lời tựa

Hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời Lý-Trần

Tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần người Việt thời Lý -Trần

Thơ Thiền  Lý -Trần

    Quan điểm sáng tác

·        Sống cho mình

·        Sống cho người

Chân dung con người trong thơ thiền Lý - Trần

·        Con người với Phật tính thường hữu trong tâm

·        Con người vô ngã

·        Con người sống trọn vẹn với tinh thần “Đời -Đạo không hai”

Lời kết

Sách tham khảo

Các sách khác thuộc PG. Việt Nam

Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 3 từ Lý Thái Tông -Trần Thánh Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 2 Từ  Lý Nam Đế đến Lý Thái Tông
Phật giáo với dân tộc
Phật giáo với dân tộc
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Hai quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 1
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Sư Khương Tăng Hội
Thiền Học Đời Trần
Thiền Học Đời Trần
Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần
Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Toàn Tập Toàn Nhật Quang Đài (tập II)
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2