Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Phật học trung đẳng - tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật học trung đẳng - tập 1
  • Tác giả : Thiên Nhân
  • Dịch giả : Nguyễn Khuê
  • Ngôn ngữ : Hoa _Việt
  • Số trang : 658
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 1210000008891
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 PHẬT HỌC TRUNG ĐẲNG – (tập 1)

THIỆN NHÂN biên soạn

ĐẠI SƯ THÁI HƯ giám đinh

NGUYỄN KHUÊ dịch

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

 

LỜI NÓI ĐẦU

Sách Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư bằng chữ Hán văn do Cư sĩ Thiện Nhân biên soạn. Đại sư Thái Hư giám định, thường được đem giảng dạy ở các chùa, các trường Phật học, vừa như một giáo trình Phật học, vừa như sách dạy chữ Hán. Trước đây, theo như chúng tôi được biết đã có những bản Việt dịch sau đây hiện đang lưu hành.

Trước hết là bản dịch của Hòa thượng Thích Thành Trụ, bản này được in lại nhiều lần, ấn bản năm 1995 do thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản. Thứ đến là bản dịch của Tỳ-kheo Thích Thiện Thông, Hòa thượng Thích Thiện Siêu đề tựa. 1993 (không ghi nhà xuất bản). Và gần đây, bản dịch của Sư cô Hạnh Minh, NXB. Tôn giáo, 2002.

Gần hai mươi năm nay, chúng tôi đã dùng sách Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư để dạy Hán văn tại một số chùa, tại trường Trung Cấp Phật Học và lớp Cao đẳng Phật học TP. HCM, trường Cao cấp Phật học nay là Học viện Phật giáo Việt nam tại TP. HCM.

Trên sách sơ đẳng nói trên là Trung đẳng Phật học giáo khoa thư, cũng do Cư sĩ Thiện Nhân biên soạn, Đại sư Thái Hư giám định. Cho đến nay, chúng tôi chưa  thấy có bản Việt dịch nào được chính thức xuất bản. Nhiều Tăng, Ni sinh yêu cầu chúng tôi phiên dịch sách này để có tài liệu học tập, ngõ hầu nâng cao trình độ Hán văn.

Bắt tay vào việc biên dịch, chúng tôi không tìm được bản gốc sách Trung đẳng Phật học giáo khoa thư, mà chỉ có:

Bản photo không có trang ghi nhà xuất bản và năm yin. Bản này chia làm 2 phần: thượng sách gồm 40 bài  nói về Phật học sử Ấn Độ và hạ sách cũng có ghi 40 bài  nói về Phật học sử Trung Quốc.

Bản in lại của Viên Chiếu tùng thư, Phật lịch 2544 (2000). Bản này chỉ có thượng sách.

Mỗi bài học gồm có: bài chữ Hán, phiên âm quốc ngữ, dịch nghĩa từ và ngữ pháp.

Về định nghĩa: chúng tôi dịch sát nguyên tác để người đcọ tiện đối chiếu  câu văn tiếng Việt với câu văn  chữ Hán. Ngoài nguyên chú của tác giả, chúng tôi còn soạn them một số chú thích, nếu xét thấy cần thiết, để giúp người đcị hiểu rõ nội dung của bài.

Về nghãi từ: chữ Hán có rất nhiều nghĩa. Chúng tôi chỉ cho nghĩa dùng trong bài  và một vài nghĩa thông dụng khác. Nghĩa từ đuợc giải thích bằng chữ Hán để người đọclàm quen với các từ điển và tự điển Trung Quốc, và cũng được phiên âm, dịch ra tiếng Việt.

Về ngữ pháp: Mỗi bài Hán văn  trong sách này có nhiểu vấn đề ngữ pháp cần giảng giải, phân tích, nhưng không thể đề cập cùng một lúc, bởi lẻ như thế sẽ cho phần  ngữ pháp trở nên rườm rà và quá dài. Ở mỗi bài, chúng tôi chỉ chọn vài ba vấn đề để giải thích; những vấn đề còn lại lần lượt được đề cập ở các bài sau.

Kinh nghiệm giảng dạy cho chúng tôi biết nhiều người học chữ Hán đã lâu, nhưng bị mất văn bản về ngữ pháp, vì vậy, chúng tôi không ngại đề cập đến vấn đề rất sơ đẳng. Mặt khác cách này cũng nhắm vào những người tự học, nên chúng tôi cố gắng giải thích càng rõ ràng càng dễ hiểu càng tốt. Những vấn đề ngữ pháp được phân bố đều cho bài học sao cho có tính hệ thống và hoàn chỉnh.

Chắc hẳn sách này không tránh khỏi những điều bất cập. Rất mong được các bậc tôn túc lượng thứ và chỉ giáo.

Tết Trung Thu năm Ât Dậu (2005)

NGUYỄN KHUÊ

 

MỤC LỤC

TRUNG ĐẲNG PHẬT HỌC GIÁO KHOA THƯ

ĐỆ NHỊ BIÊN; PHẬT HỌC SỬ  – THƯỢNG SÁCH

Lời nói đầu

  1. Thích Tôn chỉ tiền chi Ấn Độ giáo nghĩa
  2. Thích Tôn xuất gia dĩ tiền
  3. Thích Tôn tu hành thành Phật
  4. Chuyển Pháp luân
  5. Thích Tôn chỉ căn bản giáo nghĩa
  6. Đạo đế dữ Lục Độ
  7. Thích Tôn chỉ nghị lực
  8. Thích Tôn chỉ nghịch duyên cập nhật diệt
  9. Thích Tôn chỉ di chúa truant truant
  10. Căn bản Phật học phát triển chỉ khái huống
  11. Đệ nhất kết tập
  12. Đệ nhị kết tập
  13. Bắc truyền nhị căn bản bộ phân liệt chi nguyên nhân
  14. Đại Thiên nhân cách chỉ thảo luận
  15. Đại chúng Bộ nhất tái phân bộ
  16. Tượng Tọa  bộ nhất tái phân bộ
  17. Phật thân luận chi dị nghị
  18. Tam tạng tam học chi thiên trọng
  19. Đại chúng bộ đẳng chi pháp hữu vô khứ lai tông
  20. Thuyết nhất Thiết Hữu bộ đẳng chi Pháp hữu ngã vô tông
  21. Độc Tử bộ đẳng chi Ngã pháp câu hữu tông cập kỳ dư
  22. A-dục Vương chi chân tinh thần
  23. Đệ Tam kết tập cập Phật giáo chi truyền bá
  24. Ca nị-sắc-ca Vương ư thời đại đệ tứ kết tập
  25. Mã Minh cập nhật Phật giáo thịnh hành chi địa cực
  26. Đại thừa Phật giáo chi khái quan
  27. Đại thừa Phật giáo chi hưng long
  28. Long Thọ
  29. Đại Tiểu thừa chi sai biệt
  30. Đại thừa chi năng chứng nhân cập nâng thuyên giáo sở thuyên lý
  31. Đại thừa cho sở tu hành cập sở chứng quả
  32. Đại thừa Phật giáo chi hội tam qui nhất
  33. Tiểu thừa Phật học chi phát đạt
  34. Tục tiển
  35. Đại thừa chư pháp thực tướng luận
  36. Tục tiền cập kỳ lịch sử
  37. Đại thừa A-lại –da thức duyên khởi luận
  38. Tam tính tam vô tính
  39. Vũ trụ hạn hữu duy thức sở biến
  40. Duy thức sở cập Ấn Độ mạt vận

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngữ Pháp tiếng Pali
Ngữ Pháp tiếng Pali
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Phạn ngữ hàm thụ
Phạn ngữ hàm thụ
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật Học danh số
Phật Học danh số
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2