Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Phạn ngữ hàm thụ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phạn ngữ hàm thụ
  • Tác giả : Tỳ Kheo Giác Giới
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 585
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 1210000007072
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẠN NGỮ HÀM THỤ

Tỳ kheo GIÁC GIỚI soạn dịch

NXB TỔNG HỢP TP. HCM

LỜI GIỚI THIỆU

Phạn ngữ nếu nói cho đúng là Phạm ngữ, nghĩa là ngôn ngữ của các vị trời Phạm thiên. Thời kỳ trái đất mới sơ khai, các vị Phạm thiên sắc Giới hóa sanh xuống cõi người làm thân nhân loại, loài người sơ kiếp đó đã  dùng một thứ ngôn ngữ của Phạm Thiên, Phạn ngữ từ đó được xem như là mẹ đẻ của ngôn ngữ nhân loại ngày hôm nay.

Phạn ngữ cổ xưa có cách viết đặc biệt đó là dạng chữ Devanagari, tương tự chữ Ấn ngày nay. Sau này tiếng Phạn được xử dụng theo hình thức phiên âm mẫu tự tùy quốc gia như Thái lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Tích Lan v.v…và sau khi Hội nghị Phật giáo thế giới diễn ra, chữ Phạn bắt đầu du nhập sang phương tây với dạng chữ La Tinh và đã được Phật giáo thế giới công nhận.

Phạn ngữ là một ngôn ngữ cổ, xuất phát từ Ấn Độ, nơi mà vị giáo chủ của đạo Phật đã ra đời.

Xưa kia Phạn ngữ là một ngôn ngữ sống, là tiếng nói thông dụng trong quần chúng tại đất Ấn. Chính Đức Phật đã từng  dùng ngôn ngữ để ruyền bá giáo lý của Ngài.

Có hai thứ Phạn ngữ: Nam Phạn (Pali) à Bắc Phạn (Sankrit). Nam Phạn là thứ tiếng rất phổ thông trong các giới bình dân và học thức thời bấy giờ; Bắc Phạn  là thứ tiếng  thường được sử dụng trong văn học rất khó hiểu và chỉ có giai cấp thượng lưu quí tộc mới sử dụng.

Mục ích của quyển “Phạn ngữ Hàm Thụ” này là giúp cho học giả có thể nắm vững một số căn bản về văn phạm Phạn ngữ.

quyển “Phạn ngữ Hàm thụ” này sẽ giúp cho những người không có đêiêù kiện du học ở trường lớp, có thể tự học  được vì vậy chúng tôi soạn theo lời sách giáo khoa dạy ở trường, mà lại soạn theo lối sách học hàm thụ.

Ngoài ra mong muốn của chúng tôi khi biên soạn quyển sách này cũng là để giúp cho các vị giảng viên, giảng sư tiện tra cứu vài chỗ văn phạm trong lúc dạy hay dịch; nên sách được chia làm từng chương, phần rõ ràng…

Về hình thức, quyển “Phạn ngữ Hàm thụ” được chúng tôi soạn thành 10 chương như sau:

Chương 1: Khảo sát mẫu tự

Chưong 2: Danh tự loại

Chương 3: Động từ loại

Chương 4:  Bất Biến từ

 

Chương 5: Sơ chuyển hóa ngữ

Chương 6: Phức hợp ngữ

Chương 7: Thứ chuyển hóa ngữ

Chương 8: Tiếp hợp âm

Chương 9: Cú pháp và mệnh đề

Chương 10: Phép dùng chữ cách, phép dịch câu thành ngữ và từ ngữ khó

Về nội dung quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ” này , chúng tôi cố gắng biên soạn vừa có lý thuyết vừa có thực hành. Cứ mỗi vấn đề đưa ra, chúng tôi đếu có cho thí dụ để dễ nhận biết. Sau mỗi phần, chúng tôi lại đưa ra bài toát yếu để tóm lược nội dung văn phạm của phần đó. Và ở cuối mỗi chương, chúng tôi đều cho bài ôn tập toàn bộ chương ấy.

Chúng tôi xin giới thiệu đến quý học giả quyển “Phạn ngữ Hàm Thụ” ứơc mong rằng quyển sách này sẽ đem lại nhiều bổ ích cho quý vị trong quá trình tham khảo giáo lý qua ngôn ngữ Pali.

Mặc dù hêt sức cố gắng sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy chúng tôi thành thật cáo lỗi về những khiếm khuyết này, và ngưõng mong quý thiện hũư tri thức rộng lòng chỉ dẫn và góp ý, chúng tôi vô cùng hoan  hỷ và sẵn sàng  lãnh giáo để chỉnh sửa lại cho lần tái bản quyền sách được hoàn hảo.

                                               BOGHISILABHKKHU

                                                 Tỳ kheo GIÁC GIỚI

 

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯONG I

KHẢO SÁT MẪU TỰ

CHƯƠNG II

DANH TỪ LOẠI

DANH TỪ

TÍNH TỪ

ĐẠI DANH TỪ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG II

CHƯƠNG III

ĐỘNG TỪ

ĐỘNG TỪ NĂNG ĐỘNG THỂ

ĐỘNG TỪ THỤ ĐỘNG THỂ

ĐỘNG TỪ NĂNG TRUYỀN ĐỘNG THỂ

ĐỘNG TỪ THỤ TRUYỀN ĐỘNG THỂ

THA ĐỘNG TỪ VÀ TỰ ĐỘNG TỪ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG III

CHƯƠNG IV

BẤT BIẾN TỪ

TIẾP ĐẦU NGỮ

PHÂN TỪ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IV

CHƯƠNG V

SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

CÁC LOẠI TIẾP VĨ NGỮ SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

THÀNH PHẦN LẬP NÊN SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG V

CHƯƠNG VI

PHỨC HỢP NGỮ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VI

CHƯƠNG VII

THỬ CHUYỂN HÓA NGỮ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VII

CHƯƠNG VIII

TIẾP HỢP ÂM

CÁC CÁCH TIẾP HỢP ÂM

CHƯƠNG IX

CÚ PHÁP VÀ MỆNH ĐỀ

CÚ PHÁP

MỆNH ĐỀ

 BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IX

CHƯƠNG X

PHÉP DÙNG NGỮ CÁCH

PHÉP DỊCH CÂU

TỪ NGỮ VÀ THÀNH NGỮ KHÓ

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngữ Pháp tiếng Pali
Ngữ Pháp tiếng Pali
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật Học danh số
Phật Học danh số
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 1
Phật học trung đẳng - tập 1