Tìm Sách

Thiền >> Thiếu thất lục môn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thiếu thất lục môn
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Nguyễn Minh Tiến
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 415
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000010144
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THIỀU THẤT LỤC MÔN

NGUYỄN MINH TIẾN  dịch và chú giải

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI NÓI ĐẦU

Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-Đề Đạt-Ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “Truyền riêng ngoài giáo điền, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”

Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-Đề Đạt-Ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền Tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng ( 638-713 ) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phài mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hoằng hóa cùa Lục Tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền Tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn . Quả đúng như bài kệ nổi tiếng được cho là do tổ Đạt Ma truyền lại:

Nhất hoa khai ngũ diệp,

Kết quả tự nhiên  thành

“Một hoa năm cánh” quả đúng là thời kỳ Thiền tông cực kỳ hưng thịnh, và tông chỉ “Thấy tánh thành Phật” của Sơ Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma đã trở thành đặc điểm nổi bật của Thiền tông Trung Hoa kể từ đó về sau.

“ Thành Phật” quả là mục đích tối thượng mà cho dù Thiền tông, Giáo tông hay Mật tông cũng đều nhắm đến. Nhưng “thấy tánh thành Phật” thì duy nhất chỉ có Thiền tông nêu lên và dạy người thực hiện. Vì thế, những ý chỉ mà Tổ sư truyền lại qua bao nhiêu thế hệ vẫn luôn là sự cuốn hút không sao cưỡng lại được đối với những người quyết tâm học Phật.

Nhan đề cảu tác phẩm gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến Bồ-Đề Đạt-Ma, bởi Thiếu Thất chính là tên gọi của ngọn núi nơi tổ sư đã từng chín năm ngồi quay mặt vào vách, cũng là nơi Tổ sư truyền dạy pháp thiền cho Nhị Tổ Huệ Khả và các vị đệ tử khác. Nội dung tác phẩm cũng chính là những gì mà Tổ sư đã từng truyền dạy. Hơn thế nữa, trong tác phẩm còn xuất hiện những bài kệ tụng mà xưa nay vẫn được tin là do chính Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma nói ra.

Trước đây, trong bản dịch tác phẩm này được ấn hành vào các năm 1969 và 1971, học giả Trúc Thiên đã có phần xác quyết đây là tác phẩm của Bồ-Đề Đạt-Ma khi ông chính thức ghi tên vị tổ sư này ngoài bìa sách, mặc dù trong lời đầu sách ông có nêu lên nghi vấn về tác giả của tác phẩm và không hề đưa ra ý kiến xác quyết.

Do sự tin tưởng chắc chắn rằng đây là tác phẩm của Bồ-Đề Đạt-Ma, nên ông cũng đặt nhan đề cho bản dịch của mình là “Sáu cửa vào động Thiếu Thất” để tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với nơi xuất phát của tác phẩm, đồng thời cũng đưa vào cuối sách một số bài viết về Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma.

Với tầm quan trọng như vậy, nên khi khởi sự công việc dịch và chú giải tác phẩm này, chúng tôi hy vọng là sẽ góp thêm được phần nào – dù là nhỏ nhoi – trong việc giới thiệu những tinh hoa của Thiền tông đến với đông đảo độc giả, những người không có khả năng sử dụng trực tiếp nguyên tác Hán văn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho những người đi trước cho chúng tôi thấy rằng  việc chuyển dịch một tác phẩm Hán văn – nhất là một tác phẩm thuộc loại này – rất hiếm khi có thể đạt đến sự hoàn hảo. Ngay cả khi công việc chuyển dịch đã thực hiện với một sự cố gắng và cẩn trọng đến mức tối đa, thì những sai sót và khiếm khuyết cũng không sao tránh khỏi. Điều này xuất phát từ tính chất cô đọng, súc tích về mặt văn chương của tác phẩm, cũng như nội dung chuyển tải vốn rất thâm áo, trừu tượng, phức tạp và đôi khi cực kỳ khó hiểu. Trong khi đó, trình độ của người dịch bao giờ cũng có những giới hạn nhất định, và những vấn đề được trình bày trong tác phẩm thì quả thật người dịch càng không dám nhận là mình đã có thể hoàn toàn am hiểu.

Vì thế, khi thực hiện công việc này , chúng tôi luôn tâm niệm một điều là sẵn sàng đón nhận mọi sự chỉ giáo từ những bậc cao minh,tôn túc, cũng như quý độc giả gần xa về những sai sót có thể có. Và do đó, chúng tôi đã đưa ra cả nguyên tác Hán Văn kèm theo bản dịch, để quý vị tiện đối chiếu và góp ý xây dựng. Với cách làm này, chúng tôi hy vọng là trong những lần tái bản về su sẽ có thể hạn chế đến mức tối đa các sai  sót.

Hy vọng là việc chuyển dịch, chú giải và giới thiệu tác phẩm này kèm theo nguyên tác Hán văn sẽ giúp những ai quan tâm đến Thiền học có thêm một nguồn tư liệu quý giá để sử dụng trong việc nghiên cứu,học tập  cũng như thực hành tu tập. Và nếu như việc làm này có thể mang lại được ít nhiều lợi ích cho những người học Phật thì đó sẽ là phần thưởng quý giá nhất và là sự khích lệ rất lớn lao đối với chúng tôi để có thể tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những công việc sắp tới.

Trân trọng

NGUYỄN MINH TIẾN

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

Đệ nhất môn Tâm kinh tụng

          TÂM KINH TỤNG

Đệ nhị môn Phá tướng luận

          PHÁ TƯỚNG LUẬN

Đệ tam môn Nhị chủng nhập

          NHỊ CHÙNG NHẬP

Đệ tứ môn An Tâm pháp môn

          AN TÂM PHÁP MÔN

Đệ ngũ môn Ngộ tánh luận

          NGỘ TÁNH LUẬN

Đệ lục môn Huyết mạch luận

          HUYẾT MẠCH LUẬN

PHỤ LỤC CẢ BẢN HÁN VĂN

Quán tâm luận

Đạt-ma Đại sư Phá tướng luận

Bồ-Đề Đạt-Ma Đại sư Lược biện Đại thừa nhập đạo tứ hạnh quán

An tâm pháp môn

  • Trích Liên đăng hội yếu
  • Trích Chánh pháp nhãn tạng
  • Trích Tông cảnh lục

Các sách khác thuộc Thiền

Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa
Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán
Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán
Tọa Thiền Tam Muội
Tọa Thiền Tam Muội
Thiền Quan sách tấn
Thiền Quan sách tấn
Tham Thiền yếu chỉ
Tham Thiền yếu chỉ
Thiền Tông đốn ngộ
Thiền Tông đốn ngộ
Mở con mắt Thiền
Mở con mắt Thiền
Cửa Thiền hé mở
Cửa Thiền hé mở
Tâm ấn Thiền tông
Tâm ấn Thiền tông
Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka
Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka
Tiến thằng vào Thiền tông
Tiến thằng vào Thiền tông