Tìm Sách

Thiền >> Hành trạng Thiền sư Trung Hoa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
  • Tác giả : HT. Thích Nhật Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 418
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000012037
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

HÀNH TRẠNG

THIỀN SƯ TRUNG HOA

Giảng giải

Tập 1

 

Lời đầu sách

            Năm xưa, những năm tháng còn ở trên núi Tương Kỳ, chúng tôi được hầu nghe đức Ân sư nói về hành trạng chư tổ. Xa từ Thượng tổ Ca-diếp, truyền xuống Phú-na-dạ-xa, Đề-bà tôn giả, Bất-như-mật-đa, Bồ-đề-đạt-ma và mạch truyền chảy vào Trung thổ.

            Một Thần Quang lẫm liệt, Đạo Tín uyên thâm, chuyển hóa được cổ lão Tài Tòng, để rồi được nghe ở vùng bình nguyên Đông tự, lão Lư một thân giã gạo thành tài. Nửa đêm được truyền y bát, mười tám năm lẩn khuất trong đám lạp nhân, chông gai không thiếu, tân khổ quá thừa. Duyên xưa vừa gợi, nơi Pháp Ấn phướn động thành danh. Tổ ấn trùng quang học đồ quy tụ, công hãn mã ngàn đời thông qua. Vầng đông ló dạng, đại sĩ Tào Khê hôm nay dựng pháp tràng, lập tông chỉ. Mạng mạch này, tâm tông này uyên nguyên vô tận, Hồ Nam - Giang Tây chảy mãi.

            Tôi là kẻ gì, dám động đến chỗ này! Tuy nhiên, bất đắc dĩ vì bạn lứa anh em làm một việc phủi trần tôn tổ. Trân kính quá! Một cái xéo lỗ mũi đau thấu xương, liền theo câu “Sao không nói bay qua mất nữa đi?” của Hoài Hải tổ sư. Văng vẳng mà trầm hùng thống thiết, quả đây một cõi mở ra. Bởi từ loạn Hồ về sau, không thiếu cơm cháo. Sao mà đơn sơ mà đồng vọng. Chắc có lẽ từ thượng nguồn lưu xuất.

            Thật lạ đời, Nam Nhạc đại sư vừa tới Tào Khê, liền thốt: “Nói như một vật thì không đúng mà tu chứng thì chẳng không. Tuy nhiên nhiễm ô không thể được.” Cửa này ta làm sao đây? Chỉ nghe một tiếng hét đinh tai của Mã đại sư. Tỉnh lại đi để còn nhận lại kho báu nhà mình của Đại Châu Huệ Hải.

            Tôi rất cảm bội tấm lòng của Hòa thượng Ân sư. Ngài dạy chúng ta lắng dứt muôn duyên, cùng nghe cùng học, thẩm thấu tâm lão bà của người xưa. Để làm gì? Đời đời không quên kho báu nhà mình.

            Lời thô ý cạn, dám mong chư pháp hữu thông cảm cho. Có bao nhiêu công đức, đệ tử cúi đầu dâng lên Thầy, một bậc Thầy đã mở sáng tâm con, chỉ con đường đi, mình và người đều được an lạc.

                                                                                  Thiền viện Thường Chiếu, 27/07/2013

                                                                                                   Mùa Hạ Quý Tỵ

                                                                                           THÍCH NHẬT QUANG

 

MỤC LỤC

Lời đầu sách

Lời đầu Hành Trạng Thiền Sư Trung Hoa

1. Thiền sư Hành Tư

2. Thiền sư Hoài Nhượng

3. Thiền sư Huyền Giác

4. Thiền sư Bổn Tịnh

5. Quốc sư Huệ Trung

6. Thiền sư Thần Hội

7. Thiền sư Hy Thiên

8. Thiền sư Đạo Nhất

9. Thiền sư Duy Nghiễm

10. Thiền sư Thiên Nhiên

11. Thiền sư Đạo Ngộ

12. Thiền sư Bảo Thông

Các sách khác thuộc Thiền

Thiền Tứ Niệm Xứ Minh Sát Tuệ
Thiền Tứ Niệm Xứ Minh Sát Tuệ
Vấn đáp Tâm Địa Pháp Yếu
Vấn đáp Tâm Địa Pháp Yếu
Vô Môn Quan
Vô Môn Quan
Thiền và Thoại (Chuyện thiền)
Thiền và Thoại (Chuyện thiền)
Thiền và những lợi ích thiết thực
Thiền và những lợi ích thiết thực
Sáu cửa vào động Thiếu Thất
Sáu cửa vào động Thiếu Thất
Thiền Đạo tu tập (The Practice of Zen)
Thiền Đạo tu tập (The Practice of Zen)
Từ chánh niệm đến giác ngộ - cẩm nang người tu Thiền
Từ chánh niệm đến giác ngộ - cẩm nang người tu Thiền
Thơ Thiền Việt nam
Thơ Thiền Việt nam
9 yếu tố phát triển Thiền quán
9 yếu tố phát triển Thiền quán
Cao Tăng Dị Truyện
Cao Tăng Dị Truyện
Thiền Là Gì?
Thiền Là Gì?