Tìm Sách

Giảng Luận >> Nhìn lại Bản Chất Con Người


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Nhìn lại Bản Chất Con Người
  • Tác giả : Đạt Lai Lạt Ma & Howard Cutler
  • Dịch giả : Hoang Phong
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 250
  • Nhà xuất bản : Phương Đông & Văn Thành
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011716
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Nhìn lại

BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

và Howard Cutler

  Hoang Phong chuyển ngữ

 

Lời giới thiệu của người dịch:

            Howard Cutler một nhà tâm lý học và thần kinh học người Mỹ nhờ duyên may đã gặp được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vào năm 1982 và sau đó đã trở thành một đệ tử thân tín của Ngài. Đến năm 1990 ông đề nghị với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma viết chung một quyển sách với tựa đề hạnh phúc, sách sẽ mang tính cách khá đại chúng dành cho người không theo đạo Phật cũng như những tín đồ Phật Giáo. Sở dĩ ông nêu lên ý kiến này là vì nhận thấy cho đến lúc ấy Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã cho xuất bản khoảng 30 quyển sách thế nhưng hầu hết đều dành cho những người Phật Giáo và tu học Phật Giáo. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã chấp thuận đề nghị này.

            Không lâu sau đó ông tạm ngưng hoạt động nghề nghiệp và bỏ ra năm năm liền để suy nghĩ và thảo luận với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về quyển sách mà ông đã đề nghị. Bản thảo hoàn tất vào năm 1997, thế nhưng không một nhà xuất bản lớn nào nhận phát hành, viện cớ là sách của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì tốt, thế nhưng nếu viết chung với một người nào khác thì e rằng sẽ không có độc giả. Howard Cutler may mắn gặp lại một người bạn cũ làm việc trong ngành in ấn, người này giới thiệu với ông một cơ quan văn hóa và sau đó là một nhà xuất bản lớn. Quyển sách này được xuất bản vào năm 1998 với tự đề "Nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc"(ấn bản tiếng Anh: The Art of Happiness, nxb Riverhead, 1998; ấn bản tiếng Pháp: L'Art du Bonkeur, nxb Robert Laffont, 1999). Quyển sách thành công một cách bất ngờ và được xếp ngay vào danh sách những quyển sách được bán chạy nhất thế giới và được dịch ra năm mươi thứ tiếng. Tờ nhật báo New York Times đã xếp quyển sách này vào danh mục các sách bán chạy nhất nước Mỹ trong suốt chín-mươi-bảy-tuần-lễ liên tiếp.

            Thế là sau đó quyển sách thứ hai "Nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc"số 2 được ra đời vào năm 2004. Nếu quyển số 1 mang nội dung khá tổng quát và nêu lên nhiều chủ đề khác nhau, thì quyển thứ hai lại hướng nhiều hơn vào hạnh phúc cá nhân và môi trường làm việc. Tiếp theo đó đến năm 2009 thì quyển thứ 3 được phát hành và mang tựa đề "Nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc trong một thế giới nhiễu nhương" (ấn bản tiếng Anh: The Art of Happiness in a troubled Word, nxb Doubleday và Random House, 2009; ấn bản tiếng Pháp: L'Art du Bonheeur dans un Monde incertain, nxb Robert Laffont, 2011, 500 trang). Nội dung của quyển thứ 3 nêu lên chủ đề mưu cầu hạnh phúc trong bối cảnh chung của xã hội và nhân loại.

            Dù cho những sự thật khách quan do lịch sử và khoa học mang lại không thể khẳng định được quan điểm này hay quan điểm kia là đúng đi nữa, thế nhưng trên phương diện thực dụng chúng ta vẫn tìm thấy nhiều lợi ích hơn khi chọn cho mình một cách nhìn tích cực về bản chất của con người. Sau hết thì chúng ta đây là những con người, chúng ta luôn có xu hướng chuyển những gì mà chúng ta tin tưởng thành sự thực, tương tự như một lời tiên tri bỗng dưng hóa thành sự thực (vậy thì chúng ta hãy thử nhìn mỗi con người là một vị Phật xem sao, và sau đó thì nhìn vào nơi sâu thẳm trong đáy tim mình xem có gì thay đổi hay không?).

Bures-Sur-Y vatte, 19.09.11

Hoang Phong chuyển ngữ

 

Mục lục

·        Nhìn lại bản chất con người Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

·        và Howard Cutler

·        Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào?

·        Ánh hào quang của Đức Phật

·        Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

·        Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài

·        Đức Phật được tượng trưng bằng trăm nghìn cách khác nhau

·        Phụ lục

·        Một câu chuyện về vô minh

·        Khái niệm về Vô minh trong Phật Giáo

·        Phật Giáo: Tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?

·        Phần đọc thêm

·        Phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-Ma:

·        Tư Tưởng của Đức Phật đã được người sau biến đổi như thế nào?

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn