Tìm Sách

Giảng Luận >> Giáo án Rèn Nhân Cách


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Giáo án Rèn Nhân Cách
  • Tác giả : Diệu Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 325
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000009036
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH

ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

Tập 1

DIỆU QUANG

NXB TÔN GIÁO

LỜI  NÓI ĐẦU

Bất cứ một người nào mới bước chân vào đạo Phật  đều phải học 5 giới, tức là phải thọ Tam quy, và Ngũ giới. Tam quy xin quý vị hãy đọc bộ sách Tam quy do tu viện Chơn Như ấn hành. Còn ở đây là bộ sách Ngũ giới.

Năm giới của đạo Phật là năm giới dạy về đạo đức nhân bản- nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người, và khổ tất cả chúng sinh.

Đạo đức này nói lên những hành động nhân cách con người về thân, miệng, ý. Cho nên những lời nói và những hành động lúc nào cũng nhẹ nhàng, ôn hòa, nhã nhặn, cung kính, tôn trọng, lễ độ v.v..

Những hành động đạo đức ấy đầy đủ văn hóa và đạo đức rất cụ thể rõ ràng. Cho nên mọi người cần phải học hiểu và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, thì mới đem lại cho sự bình an, yên ổn và  hạnh phúc cho mình cho người cho gia đình và xã hội. Nhưng nói đến đạo đức nhân bản – nhân quả thì ít ai hiểu biết và lưu ý đến nó, vì chính nó từ xưa tới nay  đều chưa có người triển khai  thành đạo đức nhân bản- nhân quả.

Người ta biết đến năm giới cấm này là nhờ giảng sư thầy Nam tông, Bắc tông, hay Thiền tông giảng dạy.  Hầu như năm giới này được giảng dạy nghĩa lý một cách chung chung tổng quát trong giới cấm chứ không thể đi sâu vào nội dung đạo đức nhân bản – nhân quả. Vì thế, biết năm giới chỉ là pháp luật (giới cấm) bắt buộc mọi người phải tuân thủ và giữ gìn  như thế này, như thế khác đề không vi phạm.

Cho nên giáo dục gia đình là rất cần thiết cho mỗi người, vì thế mọi nhà, và mọi người đều phải đi học và rèn luyện đạo đức nhân cách gia đình, đừng nên xem thường đạo đức  gia đình là một điều nhỏ mọn rất sai. Bạo lực gia đình thường xảy ra là do những người trong gia đình thiếu học tập rèn luyện đạo đức nhân bản – nhân quả về gia đình.

Đạo đức gia đình là sự sống của mỗi cá nhân trong gia đình, nó là một đạo đức cao cả và đẹp đẽ thường mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình và đem lại một trật tự an toàn cho xã hội.

Nếu gia đình và học đường thấy trách nhiệm và bổn phận giáo dục đạo đức nhân bản – nhân quả đem lại lợi ích to lớn cho gia đình, xã hội và đất nước  như vậy thì đừng xem thường những hành vi thiếu đạo đức  nhỏ nhặt ban đầu của các cháu. Ngay từ lúc các cháu  còn bé thơ, hằng ngày  phải được uốn nắn rèn luyện  nhân cách đạo đức Ngũ giới, thì xã hội đâu còn là một gánh nặng. Phải không quý vị?

Vì lợi ích rất lớn của mỗi gia đình, nên chúng tôi khuyên mọi người trong gia đình hãy cố gắng học tập và rèn luyện đức hạnh này để gia đình mãi mãi là nơi  tồ ấm của mọi người

Kính ghi

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

BÀI HỌC THỨ I

        KHÔNG NÊN TÀ DÂM

BÀI HỌC THỨ II

        NỖI KHỔ CỦA BÀ MẸ 16 TUỔI

            ĐẠI Ý

                           *TỪ ĐOẠN 1 ĐẾN ĐOẠN 10

BÀI HỌC THỨ III

       NỖI ĐAU SAU MỘT VỤ TAI NẠN

           ĐẠI Ý

*TỪ ĐOẠN 1 ĐẾN ĐOẠN 9

BÀI HỌC THỨ IV

       NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ HAI QUẢ TIM

            ĐẠI Ý

*TỪ ĐOẠN 1 ĐẾN ĐOẠN 31

BÀI HỌC THỨ V

       NÂNG BÁT NGANG MI

            ĐẠI Ý

*TỪ ĐOẠN 1 ĐẾN ĐOẠN 17

         MỤC LỤC

         ẤN TỐNG KINH

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn