Tìm Sách

Thiền >> Vô Môn Quan


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Vô Môn Quan
  • Tác giả : Vô Môn Huệ Khai
  • Dịch giả : Trần Tuấn Mẫn
  • Ngôn ngữ : Hán - Việt - Hoa
  • Số trang : 194
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000008751
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VÔ MÔN QUAN

Vô Môn Huệ Khai

Trần Tuấn Mẫn dịch

48 Công Án Thiền

Thiền sư Vô Môn bình tụng

NXB Phương Đông

 

Lời mở đầu

Ngài Vô Môn, Pháp danh Huệ Khai, sinh năm 1183, vào khoảng cuối đời Tống. Ngài đến tham học Thiền Sư Nguyệt Lâm tại chùa Vạn Thọ. Nguyệt Lâm là môn sinh đời thứ tám của Dương Kỳ, thuộc dòng Lâm Tế. Ngài được Nguyệt Lâm cho tham chữ Vô. Qua sáu năm công phu vẫn chưa khai thông được, ngài phẫn chí, thề quyết không ngủ cho đến khi nào vỡ lẽ mới thôi. Sau vì quá buồn ngủ, ngài đi lửng thửng ngoài hành lang, mệt mỏi tựa đầu vào một cây cột, bỗng nghe tiếng trống ngọ đánh, bấc giác lĩnh ngộ.

Ngài mừng quá, chạy đến tìm gặp Nguyệt Lâm, toan trình điều sở ngộ. Nguyệt Lâm vừa trông thấy vụt hỏi: “chạy đi đâu mà như bị ma đuổi vậy?”. Ngài liền quát một tiếng. Nguyệt Lâm cũng quát một tiếng. Hai bên cùng ứng đáp như thế. Sau đó ngài ứng khẩu đọc bài kệ rằng:

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Sách chép ngài thường ăn mặc rách rưới lôi thôi,, tánh tình khiêm cung hòa nhã, đặc biệt lời nói thì sắc bén thâm trầm.

Năm 64 tuổi, ngài lập am riêng để tịnh cư, nhưng học giả bốn phương vẫn thường đến tham thỉnh không ngớt. Ngài được vua Tống vời vào nộicung giảng pháp và làm lễ cầu mưa. Nhân đó ngài được nhà vua tặng hiệu là Phật Nhãn.

Ngài tịch năm 1260, thọ 78 tuổi.

Cuốn Vô Môn Quan được ngài soạn vào năm 46 tuổi, khi ngài làm thủ tọa ở chùa Long Tường. Trước Vô Môn Quan chừng 100 năm trong Thiền tịch cũng xuất hiện một bộ sách lớn là Bích Nham Lục do Viên Ngộ, dòng Lâm Tế, bình xướng 100 bài tụng của Tuyết Đậu (thầy của Thảo Đường, Tổ dòng Thảo Đường Việt Nam) về 100 công án mà thành. Sau này, khi nhắc đến Thiền tịch thì không ai có thể bỏ qua hai bộ sách được truyền bá rộng rãi nhất là Bích Nham LụcVô Môn Quan. Sở dĩ như thế là vì ngoài giá trị tu chứng của tác giả, thể cách hình thành của hai bộ sách cũng bao hàm đầy đủ những yếu tố dẫn dắt cần thiết cho người hành giả trong hoàn cảnh tự học.

Người ta thường bảo Bích Nham Lục thiên về văn, Vô Môn Quan thiên về lý. Quả thật, lời lẽ Vô Môn Quan sắc bén, hàm súc vô cùng, tuy nhiên cũng không vì thế mà văn chương khô khan nhàm chán.

Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay.

Vì lợi ích của giới sơ học nói chung trong đó có chính bản thân dịch giả, ước mong các vị cao nhân rộng lòng chỉnh bổ cho những khuyết điểm tất không tránh khỏi trong bản dịch này.

Trọng thu 71

Trần Tuấn Mẫn

Các sách khác thuộc Thiền

Tuyệt Quán Luận
Tuyệt Quán Luận
Vô môn quan
Vô môn quan
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Thiền và Bát Nhã
Thiền và Bát Nhã
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền là gì
Thiền là gì
Những vị Thiền sư đương thời
Những vị Thiền sư đương thời
Thiền Sư Trung Hoa tập 2
Thiền Sư Trung Hoa tập 2