Tìm Sách

Thiền >> Bá Trượng ngữ lục


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Bá Trượng ngữ lục
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Thông Huệ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 93
  • Nhà xuất bản : Thiền Viện Thường Chiếu
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 120100000010116
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC

THÍCH THÔNG HUỆ Dịch

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU

1990 – PL – 2534

 

SƠ LƯỢC – GIÀI ĐỀ NGỮ LỤC VÀ QUẢNG LỤC BÁ TRƯỢNG ĐẠI TRÍ THIỀN SƯ

Lời tóm ghi trong ngữ lục và quảng lục của Bá Trượng Đại Trí Thiền sư đã được ghi chép trong “ Truyền Đăng Lục” và “Ngũ Đăng Hội Nguyên”. Đến năm thứ 45 niên hiệu Vạn Lịch (1617) đời nhà Minh, khắc vào trong bộ “Cổ Tôn Túc Ngữ Lục” (quyển 48 ).

Ở Nhật Bản, Tăng Ẩn Phong ở Trường Kỳ căn cứ bản gốc trích ra ngữ lục của bốn vị Thiền sư là Mã Tổ, Bá Trượng, Hoàng Bá và Lâm Tế, đem khắc bản ấn hành ở đời, là loại sách cốt yếu Thiền lục trong tòng lâm quý trọng.

Sách này nói đủ về cuộc đời của Bá Trượng thiền sư trong 95 năm; nào là ứng cơ tiếp vật, thiết tha dạy chúng, những việc làm phi phàm v.v.. ghi đủ hết không sót. Từng lời, từng câu đều đầy đủ để dạy bảo người đọc , làm mô phạm tu thiền, làm tư lương học đạo, để lại khuôn phép từ ngàn xưa. Căn cứ ngữ lục  và quảng lục mà biện rõ phần nội dung. Người trước, phần nhiều ghi nhiều về hành sự; người sau, phần nhiều ghi về pháp ngữ, đồng là thiền sư ghi chép mà lại có sự sai biệt này. Bởi vì, người biên chép và người kiết tập niên đại không đồng, nên nay không được rõ ràng vậy.

Xét trong tích truyện, Thiền sư Hoài Hảitục tánh họ Vương, người Trường Lạc, Phước Châu (nay là huyện Trường Lạc, tỉnh Phước Kiến). Sư sanh vào đời vua Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 12 ( 724 TL ). Xuất gia từ thuở nhỏ, thường dạo khắp các thiện môn. Nghe thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất, khai hóa ở Nam Khang ( nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây) bèn hết lòng nương về.

Sư là người kế thừa Mả Tổ, được sự thỉnh mời của đàn tín trụ chùa Thọ Thánh, núi Đại Hùng ở Hồng Châu ( nay là huyện Phụng Tân, tỉnh Giang Tây ). Núi này rất cao, nước nguồn ở Ngô. Vì chảy xuống ngàn thước nên gọi là Bá Trượng. Sư trụ ở đây chưa đầy một tháng, những người tham học bốn phương đổ về trong pháp hội Ngài đông đảo, thường có đến ngàn người. Trong chúng, Qui Sơn và Hoáng Bá là những bậc thượng thủ. Đương Thời, pháp môn của sư ngày một thạnh đạt, tông phong rất hưng thịnh. Sư là người đầu tiên trong việc sáng chế chỗ để thuận tu thiền. Trước kia, chùa viện của thiền tông hầu hất thuộc trong những chùa tu luật; bởi lẽ đó, Sư muốn biệt lập định chế lại phép tắc rõ ràng, gọi là “Bá Trượng Thanh Qui”. Vì Sư là người đầu tiên sáng chế thiền môn độc lập, nên mới chung gọi ngài là vị Tổ trung hưng.

Sư lại rất siêng năng làm việc, dẫn đầu trong chúng. Một hôm, vị chủ sự lén dấu dụng cụ làm rồi thỉnh Sư đừng làm việc nữa. Sư bảo: “ Tôi không đủ đức độ đâu dám phiền nhọc người?”Sư kiếm mãi dụng cụ làm không được, nhơn đó không chịu ăn, nên mới xướng lên rằng : “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (Nhất nhật bất tác, Nhất nhật bất thực). Do đó, khá biết gia phong của Sư thật hưng thịnh đến dường nào, đã hằng làm mô phạm từ xa xưa !

Đời Đường, niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 9 ( 814 TL ), ngày 17 tháng giêng. Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, phó pháp cho đệ tử là Qui Sơn Linh Hựu, Hoáng Bá Hy Vận, cả thảy là 28 vị, đều là những bậc đạt đạo, là hàng Lân Phụng trong chánh pháp.

Ngoài bản được trước tác này còn có hai quyển “Bá Trượng Thanh Qui”.

Năm đầu niện hiệu Trường Khánh (821) vua Đường Mục Tông sắc thụy là Đại Trí Thiền sư, tháp hiệu  Đại Bảo Thắng Luân.

 

MỤC LỤC

-    GIẢI ĐỀ NGỮ LỤC VÀ QUÀNG LỤC BÁ TRƯỢNG ĐẠI TRÍ THIỀN SƯ

-     BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC

-      BÁ TRƯỢNG QUẢNG LỤC

 

Các sách khác thuộc Thiền

Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Từ nụ đến hoa
Từ nụ đến hoa
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Hiện thành công án Genjo Koan
Hiện thành công án Genjo Koan
Chân đế và Tục đế
Chân đế và Tục đế
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
300 tắc Thiền ngữ
300 tắc Thiền ngữ
Thiền và đời sống
Thiền và đời sống
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn