Tìm Sách

Giới Luật >> Luật bách nhất yết ma


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luật bách nhất yết ma
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh Tỳ Kheo Tâm Hạnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 379
  • Nhà xuất bản : In Vi Tính Lưu Hành nội bộ
  • Năm xuất bản : 1996
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 1201000007305
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LUẬT BÁCH NHẤT YẾT- MA

Việt dịch: Tỳ kheo THÍCH ĐỖNG MINH, Tỳ kheo TÂM HẠNH

( 379 Trang)

PL2540-1996

LỜI NÓI ĐẦU

Một hôm, tôn giả Ô-ba-ly bạch Phật: “Thưa Thế tôn, như lời Phật dạy về Tịnh và bất Tịnh địa, con không hiểu như thế nào gọi là tịnh hay bất tịnh?”

Đức Phật dạy: “Khi nào chánh pháp còn tồn tại ở thế gian thì có tịnh và bất tịnh địa. Nếu chánh pháp không còn thì đều là bất tịnh địa”

Ô-ba-ly bạch Phật: “Thế nào gọi là chánh pháp tồn tại ở thế gian và thế nào là chánh pháp không còn?”

Phật dạy: “Này Ô-ba-ly, khi nào các pháp yết ma còn được duy trì và có người tiến hành như pháp thì gọi là chánh pháp còn ở thế gian. Nếu Pháp Yết ma không còn duy trì và không được tiến hành như pháp thì gọi là chánh pháp bị hoại diệt.” (Bách nhất Yết ma, Đại chính 24, No 1453, trang 468 trên- Hữu bộ Ny đà-na, Đại Chính 24, No 1452, trang 417 giữa).

Tại sao sự diệt tâm của chánh pháp được biểu hiện bằng dấu hiệu các pháp yết ma không được thực hiện?

“Không có pháp yết ma sẽ không có các tỳ kheo đắc giới như pháp, bản thể của Tăng không thành tựu. Không có sự tồn tại của Tăng thì chánh pháp mà Phật giảng dạy không có người tu và chứng. Như vậy có nghĩa là chánh pháp không tồn tại. Cho nên học hỏi các học xứ trong giới kinh và thông suốt pháp yết ma là phận sự  hàng đầu của vị tỳ kheo trong suốt 5 năm đầu từ khi đắc giới cụ túc. Đây là điều kiện căn bản thành tư cách bậc thầy hàng thượng tọa trong Tăng chúng.nếu Tỳ kheo không hoàn tất phận sự học hỏi này thì không bao giờ được phép rời y chỉ sư dù cho tuổi đời 80 và tuổi hạ đã 60, nghĩa là luôn luôn phải sống nương tựa vào bậc Thượng tọa, không được phép thế độ người xuất gia. Đây là điều quy định trong tất cả luật tạng, cần phải nghiêm cẩn chấp trì và sự tồn tại bền vững của Phật pháp…

Bách nhất yết ma theo nghĩa đen là 101 pháp yết ma nhưng còn có nghĩa là cả trăm việc của Tăng nhất đều phải được yết ma thì mới thành tựu.

Bộ luật này gồm có 10 quyển, nói cho đủ là Căn bản thuyết nhất thiết Hữu bộ Bách Nhất yết ma do Hữu bộ kiết tập, được Luật sư Nghĩa Tịnh dịch ra Hán văn vào triều đại nhà Đường. Nội dung bộ này trình bày 101 pháp yết ma, phân làm ba loại là đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ.Đơnbạch yết ma bao gồm các pháp “Đơn bạch sai người hướng dẫn giới tử thọ giới” v.v…22 loại; bạch nhị yết ma bao gồm các pháp “kết tiểu giới trường” v.v..47 loại; bạch tứ ýêt ma bao gồm các pháp “Thọ cận viên” v.v.. 32 loại.

Trước đây, hầu hết trong tác phẩm về luật, các luật sư Trung Quốc và Việt Nam thường trích văn yết ma và cách giải thích theo bộ Yết ma này để chú thích cho Luật tứ phần. Tòan văn bộ luật này chưa có bản Việt ngữ, bản dịch này bổ sung vào sự khiếm khuyết đó. Chúng tôi hy vọng bản dịch này góp một phần tài liệu về luật cho quý vị tăng ny ở các trường Phật học VN và các vị có lưu tâm nghiên cứu về Luật học đồng thời cũng là hộ trì cho đời sống phạm hạnh của tăng ny chúng ta để làm cho Chánh pháp được tồn tại ở thế gian, lợi lạc hữu tình.

Trong khi phiên dịch không làm sao tránh khỏi những sai sót, chúng tôi xin quý vị cao minh chỉ giáo để lần tái bản đựơc hoàn chỉnh, thành thật cảm ơn.

Nha Trang, Long Sơn, ngày 03.02 Kỷ Mão PL 2542

Dịch giả cẩn bạch

 

MỤC LỤC

QUYỂN THỨ NHẤT

Thọ cận viên - bạch tứ

Vấn chướng pháp – đơn bạch

Thọ cận viên của Ny

QUYỂN THỨ HAI

Thọ năm học xứ

Thọ mười học xứ

Học năm về sáu pháp và sáu tùy pháp

QUYỂN THỨ BA

Thu nhận đệ tử không giới hạn

Không rời y tăng gài chi - bạch nhị

Thuýêt minh pháp kết cương giới

Kết giới không mất y - Bạch nhị

Giải Đại Tiểu cương giới- Bạch tứ

Năm trường hợp thuyết Giới Kinh

Phưong pháp gửi dục thanh tịnh

Tri dục tịnh

 

QUYỂN THỨ TƯ

Trường tịnh – Đơn bạch

Trưởng tịnh tất cả Tăng đều có tội – Đơn bạch

Trưởng tịnh không đến Bạch nhị

Sai người phân ngọa cụ - Bạch nhị

Sai người phân chia y - Bạch nhị

Sai người giữ vật dụng - Bạch nhị

Sai người giữ y

Ngày tăng hạ an cư – Đơn bạch

Sai ngườixem xét phòng xá - bạch nhị

 

QUYỂN THỨ NĂM

Năm Nặm đồng lợi dường biệt thuyết giới - Bạch nhị

Thông báo đến nhà cư sĩ -Bạch nhị

Thuyết thô tội của người khác – Đơn bạch

Can gián phá tăng - bạch tứ

Can gián người trợ giúp phá tăng - Bạch tứ

Tác pháp học gia – Đơn bạch

Xem xét đường đi nguy hiểm trong rừng

Truyền pháp thọ học cho người - bạch tứ

 

QUYỂN THỨ SÁU

Cố ý tiết tinh phạm tăng già phạt thi  sơ nhiều lần

QUYỂN THỨ BẢY

Sám hối tộ chuộc chúng giáo phần

Đang hành biệt trú có người đến

5 trường hợp không nên ghi chép

Súc trượng- Bạch nhị

Cho Ngoại đạo cộng trú trong 4 tháng - Bạch tứ

Giáo thọ Bí sô ni

Sai giáo thọ ni - bạch nhị

QUYỂN THỨ TÁM

Chiết phục -Bạch tứ

Khu tẩn - Bạch tứ

Cầu tạ- Bạch tứ

Giá bất kiến tội - Bạch tứ

Bất xả ác kiến - Bạch tứ

Tẫn ác kíên cầu tịch - Bạch tứ

Thu nhiếp - Bạch tứ

QUYỂN THỨ CHÍN

Ví não chúng giáo -bạch tứ

Phú bát – Đơn trạch

Ngưõng bát- Đơn trạch

Gián thô ác ngữ - Bạch tứ

Gián thuýêt dục sân si bố

Tác điên cuồng- Bạch nhị

Cho bất si - Bạch tứ

Cho cầu tạ tội tánh- Bạch tứ

QUYỂN THỨ MƯỜI

5 loại thọ dụng

Thế lực phân định của y

Các loại y

Các sách khác thuộc Giới Luật

Tiểu Phẩm Tập 1
Tiểu Phẩm Tập 1
Tiểu Phẩm Tập 2
Tiểu Phẩm Tập 2
Tập Yếu - Tập 1
Tập Yếu - Tập 1
Tập Yếu - Tập 2
Tập Yếu - Tập 2
Đại Phẩm Tập 1
Đại Phẩm Tập 1
Đại Phẩm Tập 2
Đại Phẩm Tập 2
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
Phân Tích Giới Tỳ Khưu – Tập 2
Phân Tích Giới Tỳ Khưu – Tập 2
Phân tích giới Tỳ Khưu tập 1
Phân tích giới Tỳ Khưu tập 1
Trình bày khái quát về tông Luật
Trình bày khái quát về tông Luật
Chơn lý-Luật nghi Khất sĩ
Chơn lý-Luật nghi Khất sĩ
Sự Tích Giới Luật
Sự Tích Giới Luật