Tìm Sách

PG. Nguyên Thủy >> A Tỳ Đàm Yếu Luận


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : A Tỳ Đàm Yếu Luận
  • Tác giả : Dr. Mehm Tin Mon
  • Dịch giả : Tỳ Khưu Minh Huệ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 427
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : PG. Nguyên Thủy
  • MCB : 12010000008236
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 A TỲ ĐÀM YẾU LUẬN

The Essence of Buddha Abhidhamma

Dr. Mehm Tin Mon

TỲ KHƯU MINH HUỆ  Biên dịch

NXB TÔN GIÁO

 

CẢM ĐỀ CỦA DỊCH GIẢ

Kính thưa các bậc thiện hữu tri thức.

Bộ sách A-tỳ-đàm Yếu Luận này, nguyên bản tiếng Anh là “The Essence of Buddha Abhidhamma”, đến đây đã được dịch xong một cách mỹ mãn.

Giáo lý A-Tỳ-đàm vốn cao siêu, khó thâm nhập, nhưng đây là chìa khóa để thâm nhập Tam Tạng kinh điển. Không có kiến thức về A-tỳ-đàm, chúng ta khó có thể hiểu rõ một cách cặn kẽ những lời dạy của Đức Phật vốn rất quí báu, quí báu từng câu chữ. Đặc biệt đối với những người bị chứng bịnh về tâm lý như suy nhược thần kinh, hoang tưởng, bi quan, tự ti mặc cảm, v.v…, nhờ thường xuyên nghe và học về giáo pháp của Đức Phật chỉ trong vòng một tuần lễ là tự mình cảm thấy yêu đời, tự tin và sáng suốt hẳn lên. Đặc biệt pháp học A-tỳ-đàm lại càng rất hiệu nghiệm đối với các chứng bịnh kể trên. Người có kiến thức căn bản về A-tỳ-đàm rồi thì ngoại đạo dầu họ có sử dụng những lời lẽ xem ra chí tình chí lý cỡ nào chăng nữa, người này cũng có thể nhận ra điểm khác biệt giữa chánh pháp và ngoại giáo pháp. Chính vì lý do này mà “Tôi” thường bị cho là ngã mạn. “Nhân bất thập toàn”, chúng ta cần phải hiểu như thế. Đành rằng các tôn giáo đều dạy người ta ăn hiền ở lành. Nhưng với người muốn  thoát khỏi luân hổi thì nhất định phải trú vững chắc trong Bát Chánh đạo. Còn đối với người thực hành Bồ tát đạo thì trước tiên cũng phải đứng vững trong giáo pháp của Đức Phật, sau đó áp dụng tất cả các phương tiện để tế độ chúng sanh. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng món ăn tinh thần quý báu nhất để cho đến chúng sanh là Giáo pháp  của Đức Phật – “Bố Thí pháp thù thắng hơn tất cả mọi sự bố thí”. Cho nên chư vị Bất Thối Bồ Tát  khi sanh ra trong thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật thường xuất gia trong Tăng chúng và thực hành xuất gia Ba-la-mật. Người Phật tử mà thực hành Bồ Tát đạo thì cũng không cần chú ý rằng chúng ta chỉ học hành bồ tát đạo mà thôi chứ không phải “Ta là Bồ tát”, và đức tánh đầu tiên của người thực hành Bồ Tát đạo là tánh “bình đẳng”, không có sự phân biệt cao thấp hay đại tiểu, cần phải tôn trọng chánh pháp và những bậc đang thực hành theo chánh pháp của Đức Phật.

Đây là lời chân tình nhất mà tôi muốn nói ra trong bài cảm đề này. Nếu tôi nói sai lời nào thì xin các bậc thiện trí thức niệm tình chỉ giáo, vì khi viết bài này chính tôi cũng cảm thấy mình có phần đại ngôn và phát ra tiếng kêu của “Con cóc nằm đáy giếng”. Cuối cùng xin chúc quý độc giả  hưởng trọn vẹn món ăn tinh thần quý báu trong bộ sách A-tỳ-đàm yếu luận này.

Xin thành kính tri ân các bậc tiền bối đã dày công xây dựng, vun bồi và phát quang đạo Phật cho được trường tồn, hưng thạnh đến ngày hôm nay.

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thành kính cám ơn

Tỳ-khưu Minh Huệ

MỤC LỤC

Cảm đề của dịch giả

Lời tựa

Lời giới thiệu

Chương I – TÂM

Chương II – SỞ HỮU TÂM ( CETASIKA)

Chương III – TỔNG HỢP ( PAKINNAKA )

Chương IV – LỘ TRÌNH TÂM ( VĪTHI )

Chương V – CÁC CÕI GIỚI ( VĪTHIMUT HAY BHUMI )

Chương VI – SẮC

Chương VII – TẬP YẾU ( SAMUCCAYA )

Chương VIII – DUYÊN ( PACCYA )

Chương IX – CÁC ĐỀ MỤC THIỀN ( KAMMATTHĀNA )

Kết luận

MỤC LỤC

Các sách khác thuộc PG. Nguyên Thủy

Bản giải Siêu Lý Trung Học
Bản giải Siêu Lý Trung Học
Bản giải Siêu Lý Tiểu Học
Bản giải Siêu Lý Tiểu Học
Siêu lý học
Siêu lý học
Bản giải Siêu Lý Cao Học
Bản giải Siêu Lý Cao Học
Tự học Vi Diệu Pháp Tập 6
Tự học Vi Diệu Pháp Tập 6
Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ
Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ
Yamaka Bộ Song Đối
Yamaka Bộ Song Đối
Thập Độ
Thập Độ
Đại Niệm Xứ
Đại Niệm Xứ
38 Pháp Hạnh Phúc
38 Pháp Hạnh Phúc
Thiện Bạn Hữu
Thiện Bạn Hữu
Siêu lý học
Siêu lý học